” Hoàn cảnh không tạo ra con người mà làm bộc lộ con người thật của họ. Con người không thu hút điều mà họ muốn, mà thu hút những gì thuộc về bản chất của họ.
👉 Warren Buffet không thu hút sự giàu có bởi vì ông luôn muốn có nó. Ông trở nên giàu có bởi vì đó chính là bản chất của ông.
Tony Robbins, tên đầy đủ là Anthony Jai Robbins (Sinh 29/02/1960) là một huấn luyện viên cuộc sống người Mỹ, bậc thầy tự lực, diễn giả truyền động lực nổi tiếng.
Anthony Jai Robbins
Chân dung diễn giả nổi tiếng Anthony Jai Robbins
Các tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của ông là các cuốn sách của ông, ‘Đánh thức năng lực vô hạn‘ và ‘Đánh thức con người phi thường trong bạn”.
Ông viết và nói về các chủ đề như sức khỏe và năng lượng, phá vỡ những nỗi sợ thông thường, tích lũy thêm của cải, sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có, duy trì và tăng cường các mối quan hệ và giao tiếp.
Ông là một doanh nhân thành đạt, khi ông là Chủ tịch của bảy ngành công nghiệp tư nhân đa dạng như khách sạn, giáo dục, sản xuất phương tiện truyền thông, dịch vụ kinh doanh và dược phẩm trung tính, lan rộng trên toàn thế giới. Ông là người sáng lập ‘Trung tâm can thiệp chiến lược Robbins-Madanes’, nơi sản xuất các tài liệu và chương trình đào tạo cho cộng đồng trị liệu.
Thật may mắn khi tôi là 1 thành viên trong cộng đồng Việt Nam. Sắp tới tôi và đồng đội được học 4 ngày do chính thầy, diễn giả hàng đầu thế giới đào tạo.
Sự lãng mạn trong tình yêu đều đến từ những tình cảm chân thật xuất phát từ lòng thành tâm của bạn 🌟🌟🌟
Bạn không cần phải làm điều gì quá lớn lao để làm cho người bạn đời của bạn cảm thấy được yêu thương 💎💎💎
Mặc dù hoa và chocolate là rất đẹp, nến và rượu vang cũng quyến rũ vô cùng. Tuy nhiên chìa khóa cho tình yêu hạnh phúc chính là: sự cho đi, là quan tâm, là chia sẻ, là lòng thủy chung 💖💖💖
PS: Cặp tình nhân xúng xính đi xem phim tình cảm tại Hàn Quốc
LỜI HỨA Tôi gặp chị vào những ngày tôi còn non dại. Chị kể cho tôi nghe về cuộc hôn nhân của chị. Tôi hỏi như một bản năng: – Vậy chị có ly hôn không ? Chị nói, ngày chị cưới, anh chị đã hứa với nhau là bất cứ giá nào cũng không ly hôn. 10 năm chung sống, có những lúc anh đã quên, nhưng chị không quên. Chị giữ lời hứa của mình. Và rồi cũng qua.
Tôi mang chuyện đó kể với anh và nói với anh: – Chúng ta không giận nhé! Chỉ cần còn thương, chúng ta không chia tay, được không? Anh cười. Tôi nhớ nụ cười hiền hòa, thật ấm: – Anh hứa. Thỉnh thoảng lại có chuyện. Toàn là tôi gây chuyện. Nhưng sau mỗi lần gây chuyện tôi luôn nhắc lại lời hứa: – Anh đã hứa là chúng ta sẽ không giận nhau. Anh không được quên nhé. Anh lại cười. Tôi nhớ, nụ cười thật ấm.
Mỗi lần trải bài cho khách, nhắc về những cuộc ly hôn, tôi thường hỏi: – Chị còn yêu chồng không? Nếu câu trả lời là cái gật đầu, tôi vui suốt cả ngày hôm đó.
Các bạn biết không, giữa vạn vạn người, có một người yêu ta, vì ta mà thương, vì ta mà nhớ, vì ta mà chờ đợi. Vậy có đáng để vì nhau mà cố gắng không?
Trải bài riêng cho một bạn có hoàn cảnh vợ chồng ly hôn vì mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu không thể giải quyết. Mình đọc bài thơ này và nói với bạn ấy: – Chỉ cần chúng ta yêu chồng, chúng ta sẽ tự biết cách để dung hòa với mẹ anh ấy. Nếu chúng ta yêu chồng, ta đối với mẹ anh không phải bằng trách nhiệm đơn thuần mà nó là lòng biết ơn: “Chắt chiu tự những ngày xưa Mẹ sinh anh để bây giờ cho em” (Xuân Quỳnh) – Chỉ cần chúng ta yêu chồng ta sẽ không nỡ làm anh lo, anh buồn. Ta sẽ vì nỗi lo của anh mà làm tròn bổn phận. Chúng ta vẫn thường ấm ức khi mẹ chồng chỉ thương chồng, bênh vực chồng mà bất công với mình. Lại nhớ mỗi lần mẹ thơm vào má Ben và nói: “Mẹ yêu Ben nhất trên đời” thì bạn ấy cảm động lắm và với bạn ấy mẹ là nhất không ai thay thế. Nghĩ đến một ngày bạn ấy có vợ, tình yêu ấy bị chia đôi, liệu ta có chạnh lòng? Một ngày, đứa trẻ trai mà ta đã từng bao bọc yêu thương phải vất vả để chăm lo cho một người phụ nữ khác, liệu ta có chạnh lòng? Hay khi vợ chồng nó mâu thuẫn, liệu ta có thể vượt lên cái tầm thường để cư xử cho đúng mực? Ta đã bao giờ nghĩ, chồng chúng ta trước đây cũng đã từng là một đứa trẻ được mẹ yêu thương như ta yêu con ta vậy và anh ấy cần một người có thể thương mẹ cùng anh ấy, lo cho mẹ cùng anh ấy.
Sẽ có những mẹ những chị lý luận rằng: Tại sao phải như thế này, tại sao phải như thế kia? Chồng đã cư xử được như thế này thế kia chưa mà đòi hỏi… Chỉ cười: – Tất cả những lý lẽ, biện luận, lựa chọn và phân biệt đúng sai không nên có trong một gđ. Vì gđ chỉ nên là nơi để yêu thương. Và nhắc lại, chỉ cần bạn yêu chồng bạn, nơi nào có anh ấy, nơi đó đều là yêu thương.
Mời các bạn đọc lại bài thơ: “Người đàn bà thứ hai”:
“Mẹ đừng buồn khi anh ấy yêu con Bởi trước con anh ấy là của mẹ Anh ấy có thể yêu con một thời trai trẻ Nhưng suốt đời anh yêu mẹ, mẹ ơi!
Mẹ đã sinh ra anh ấy trên đời Hình bóng mẹ lồng vào tim anh ấy Dẫu bây giờ con được yêu thế đấy Con cũng chỉ là người đàn bà thứ hai…
Mẹ đừng buồn những chiều hôm, những ban mai Anh ấy có thể nhớ con hơn nhớ mẹ Nhưng con chỉ là cơn gió nhẹ Mẹ luôn là bến bờ thương nhớ của đời anh.
Con chỉ là cơn gió mong manh Những người đàn bà khác có thể thay thế con trong tim anh ấy Nhưng có một tình yêu âm ỉ cháy Anh ấy chỉ dành cho mẹ, mẹ ơi!
Anh ấy có thể sống với con suốt cuộc đời Cũng có thể chia tay trong ngày mai, có thể Nhưng anh ấy suốt đời yêu mẹ Dù thế nào, con chỉ là người thứ hai…”
Sáng, đọc bài viết “Dịu dàng duyên và dịu dàng đần” của Trang Hạ. Mới đọc nhan đề đã tâm đắc. Có những dịu dàng đến từ tâm bởi đức tính chu đáo, khoan hòa, thấu hiểu. Lại có những dịu dàng đến từ nước mắt, từ sự yếu mềm dựa dẫm. Tôi khắt khe với những dịu dàng như vậy dù tôi chẳng phải đàn ông.
Tôi lại thích một người đàn ông dịu dàng. Dịu dàng để chăm sóc, để quan tâm, để không chấp nê những vấn đề nhỏ nhặt tiểu tiết, để không tranh cãi những chuyện cỏn con, không giận dỗi những chuyện vớ vẩn. Dịu dàng của đàn ông giống như cây cột lim chống nhà vậy, vững trải và bao dung. Giống như mọi bão giông đều phải thét gào vì không cách nào phá vỡ những ấm êm bên trong ngôi nhà ấy. Tự nhiên thèm một bữa cơm nóng, cả những đầm ấm quây quần. Khi người ta không tìm nổi một bến tựa mới để mình lang thang. Có ai muốn lang thang không nhỉ?
Ngày nay, nhu cầu học tiếng Anh ngày càng cao do toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng. Anh ngữ trở nên phổ biến cả trong học tập lẫn trong công việc và học tốt tiếng Anh ở 4 kỹ năng đọc, viết, nghe, nói là điều cần thiết.
Những bạn khi vào lớp 1 đã bắt đầu tiếp cận với Anh ngữ cơ bản. Những người đang đi làm cần vốn kiến thức giao tiếp tiếng Anh hiệu quả. Những bạn muốn có hồ sơ xin việc ấn tượng không thể thiếu chứng chỉ tiếng Anh quốc tế…Vậy bạn sẽ làm gì để giúp bạn nắm vững tiếng Anh và có nền tảng Anh ngữ vững chắc?
Nhằm giúp bạn học tốt Anh ngữ tại trường cũng như tiếng Anh phục vụ công việc, trung tâm gia sư Myteacher hỗ trợ bạn 2 phương thức học hiệu quả tiếng Anh là học gia sư tại nhà và học gia sư trực tuyến – online.
Gia sư dạy kèm môn tiếng Anh tại nhà và trực tuyến – online
Gia sư tiếng Anh tại nhà là việc thầy cô giáo dạy kèm tại nhà theo hình thức 1 kèm 1 hoặc 1 kèm 1 nhóm nhỏ. Gia sư tại nhà giúp bạn dễ dàng trao đổi thông tin, dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn so với hình thức học tập trung. Những vấn đề của bạn đang thắc mắc sẽ được gia sư tiếng Anh giải đáp cụ thể, rõ ràng, nhanh chóng. Như vậy, sau mỗi buổi học cùng gia sư bạn sẽ có thêm kiến thức mới.
Gia sư tiếng Anh trực tuyến giúp bạn kết nối với những thầy cô giáo chuyên dạy kèm tiếng Anh trên mọi miền đất nước thông qua internet. Bạn thuận lợi khi học trực tuyến là tìm được gia sư giỏi, uy tín và phù hợp nhất dù bạn ở bất cứ đâu. Từ đó, trình độ Anh ngữ của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Gia sư kèm tiếng Anh cơ bản từ lớp 1 đến lớp 12, ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, luyện thi đại học
Gia sư hỗ trợ cho các bạn đã mất kiến thức nền tảng dần lấy lại những kiến thức cần thiết trong chương trình học tiếng Anh trên lớp. Khi bạn đã có những kiến thức nền tảng về Anh ngữ thì việc học của bạn về sau sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Ngoài ra, để giúp bạn học tốt chương trình tiếng anh cơ bản cũng như nâng cao trên lớp từ cấp 1 cho đến cấp 3. Trung tâm có những gia sư tiếng Anh chia sẻ với bạn những kỹ năng cần thiết để tiếp thu tốt kiến thức tiếng Anh trên lớp từ ngữ pháp, đọc hiểu, nghe, giao tiếp. Giúp bạn có kết quả học tiếng Anh tốt hơn. Bên cạnh đó, gia sư còn trợ giúp bạn luyện thi đại học môn tiếng Anh tốt.
Gia sư môn tiếng Anh cho người đi làm
Những bạn đang đi làm mong muốn cải thiện tiếng Anh giao tiếp để nâng cao hiệu quả công việc thì việc tìm cho mình một gia sư dạy kèm tiếng anh giỏi là điều vô cùng cần thiết. Học với gia sư tiếng Anh giúp bạn thuận lợi về thời gian, vượt qua rào cản ngôn ngữ để có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.
Gia sư kèm môn tiếng Anh chuyên luyện thi chứng chỉ
Hiện nay, yêu cầu về trình độ tiếng Anh trong công việc ngày càng cao và đòi hỏi các chứng chỉ Anh ngữ là chuẩn có giá trị quốc tế. Cho nên, gia sư sẽ giúp bạn luyện thi các chứng chỉ tiếng Anh A1, A2, B1, B2, C1, C2, TOEFL, IELTS, TOEIC, Cambridge…giúp bạn có được kết quả chứng chỉ tốt. Các chứng chỉ tiếng Anh sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong công việc.
Tìm gia sư Tiếng Anh giỏi, uy tín
Bạn đang mong muốn tìm được gia sư tiếng Anh phù hợp để giúp bạn học và cải thiện môn tiếng Anh? Và bạn muốn tìm gia sư tiếng Anh thực sự giỏi và uy tín nhưng bạn chưa tìm được? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm gia sư…
Tiếng Anh – quốc tế ngữ và cũng là ngôn ngữ thứ 2 mà trẻ em Việt Nam được học trong chương trình giáo dục ở Việt Nam. Nên cho trẻ mấy tuổi đi học tiếng Anh? Một vấn đề thực tế cho thấy rằng kể cả phụ huynh cũng không có nhiều cơ sở hiểu đúng và đầy đủ được cách dạy ngôn ngữ Anh cho trẻ một cách hiệu quả, kể cả vấn đề nên cho trẻ mấy tuổi đi học tiếng Anh để bé có được kết quả học tập tốt nhất.
Nên cho trẻ mấy tuổi đi học tiếng Anh, độ tuổi nào phù hợp cho con học tiếng Anh?
Trong xã hội có rất nhiều trẻ em thành thạo tiếng Anh ngay khi còn rất nhỏ. Nhưng cũng cần nhìn nhận cái “gốc gác” một cách khách quan là trẻ có bố hoặc mẹ là người nước ngoài. Có nghĩa trẻ sinh ra trong gia đình đa văn hóa, trẻ có cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ Việt và ngôn ngữ Anh từ khi mới chào đời nên các bé giỏi tiếng Anh là việc rất bình thường. Có thêm nhiều trường hợp các bé cũng có những năng lực và kỹ năng ngoại ngữ tốt từ bé là do các bé sớm đã được học trong môi trường quốc tế, có khi ngay từ lứa tuổi đi nhà trẻ. Môi trường của các trường quốc tế có khung đào tạo tiên tiến, chuẩn quốc tế tạo điều kiện cho trẻ học song ngữ rất khoa học và đảm bảo hiệu quả cao.
Tuy nhiên, đại đa số con trẻ có cha mẹ thuần Việt thì việc biết đến ngôn ngữ thứ 2 đều thuộc dạng học thuật. Trẻ học tiếng Anh là một môn học nằm trong chương trình đào tạo giáo dục Việt Nam. Nhưng có một điều được nhìn nhận rất thực tế và khách quan rằng học được ngoại ngữ chính là một trong nhưng lợi thế rất lớn cho tương lai của trẻ, nhất là trong hoàn cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Thời điểm vàng cho bé học tiếng Anh – Theo các chuyên gia cùng các giáo viên ngoại ngữ chuyên môn, có khả năng nắm bắt được tâm lý trẻ học ngoại ngữ đưa ra nhiều ý kiến về vấn đề độ tuổi học tiếng Anh. Nhưng tựu chung trẻ vẫn nên học ngôn ngữ thứ 2 sau khi đã sử dụng được tiếng mẹ đẻ. Đó là độ tuổi từ 6 tuổi trở ra, khi bé đã được tiếp xúc với mặt chữ, hiểu được vấn đề về học hành. Khi bé thông được tiếng mẹ đẻ, sau đó cho bé tiếp thu thêm ngôn ngữ khác sau khi đã định có nếp suy nghĩ về cách thức học sẽ giúp cho bé có nền tảng để học ngôn ngữ Anh tốt hơn.
Cho trẻ học tiếng Anh trong độ tuổi dưới 15 có nhiều cái lợi khi trẻ vẫn nằm trong thời kỳ tiếp thu theo năng lực bẩm sinh. Nếu độ tuổi học tiếng Anh càng cao, trẻ đã có cơ hội rèn luyện qua môi trường giáo dục hiểu và biết về cách tiếp thu việc học các môn học khác, trong đó có tiếng Việt – ngôn ngữ mẹ đẻ thì việc học ngoại ngữ cũng sẽ có những kỹ năng để việc tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế đưa ra cách nhìn nhận rằng, việc học ngoại ngữ ở trẻ có tốt hay không lại do rất nhiều yếu tố, sự định hướng của phụ huynh, điều kiện trẻ được tiếp xúc với ngoại ngữ thông qua truyền thông, internet và nhận thức, tư duy riêng của trẻ.
Cha mẹ cũng có thể cho con làm quen ngôn ngữ Anh từ khi còn nhỏ từ khoảng 2 – 4 tuổi. Nhưng việc học ở đây không phải theo nghĩa đơn thuần là con học theo sách vở, đến trường lớp mà các phụ huynh cho con học qua phim hoạt hình, các bài hát thiếu nhi về tiếng Anh.… Cũng như việc học ngôn ngữ gốc, bé cũng phải từ phản xạ nghe sau đó mới đến nói. Nhưng khác với ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ thứ 2 do môi trường giao tiếp xung quanh không nhiều, môi trường nhìn nhận thực hành không có, nên cơ chế học hỏi của trẻ cũng bắt buộc phải cao hơn. Trong giai đoạn này, trẻ có thể hấp thụ dần ngữ điệu, ngữ âm…..để làm tiền đề cho việc học chuyên sâu về sau.
Việc học tiếng Anh của trẻ cũng cần có sự định hướng thiết thực của cha mẹ
Cha mẹ hãy quan tâm đến con, quan sát con mình có hứng thú với ngoại ngữ hay không, có năng lực tiếp nhận kiến thức đến đâu, đến giới hạn nào. Cha mẹ là người thân thuộc, gần gũi cũng như có sự thấu hiểu con nhất, không chỉ ở tính cách, tư tưởng, tình cảm mà còn ở mức độ nhận thức trong tư duy của trẻ. Chính vì vậy, trong việc học, nhất là học ngoại ngữ, cha mẹ nên có sự định hướng phù hợp với năng lực cũng như khả năng nhận thức của con.
Có rất nhiều trẻ có năng khiếu về việc học ngoại ngữ, bé rất thích thú với ngoại ngữ, học rất nhanh, tiếp thu nhanh và cũng rất nhớ từ vựng. Những bé như vậy nên tạo điều kiện cho bé học ngoại ngữ từ sớm là điều càng tốt.
Ngoại trừ những trường hợp bé học được ngoại ngữ như một dạng năng khiếu, tiếp thu rất nhanh và có hứng thú học. Các trường hợp khác các bé được cha mẹ cho đi học như một dạng tiếp thu học thuật thì nên căn theo ý thức của trẻ, sở thích của trẻ. Cho trẻ nhỏ học tiếng Anh từ sớm cũng rất tốt nhưng hãy nên để trẻ hấp thu một cách tự nhiên, vừa học vừa chơi, không cần quá ý thức như người lớn, hãy để trẻ hấp thụ những phản xạ nghe nói trước khi lớn lên, ý thức hơn về việc học tập, bé sẽ có sự tu bổ kiến thức sau.
Đối với trẻ, việc học ngoại ngữ không nên đặt nặng thành tích. Kể cả việc học mà chơi cũng nên lưu ý phù hợp với từng hoàn cảnh, tùy từng khả năng tiếp nhận của học sinh. Cách học mà chơi là có sự kết hợp đồng thời chơi mà học, qua các trò chơi vận động kỹ năng, các trò đoán ý, cách học gợi mở suy nghĩ chứ đừng nên thụ động trẻ tiếp nhận hết kiến thức truyền đạt của giáo viên. Cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm song ngữ và học ngôn ngữ thứ hai để đánh giá đúng khả năng cũng như định hướng học tập của trẻ.
Cha mẹ hãy nên là người thầy, người cô đầu tiên của trẻ, cùng trẻ học và tìm hiểu bài vở. Tiếp theo đó là cha mẹ đầu tư cho con theo học các trung tâm uy tín, chất lượng, có nội dung học tích cực cho con môi trường học tập tiếp thu hiệu quả nhất.
Tiếng Anh là quốc tế ngữ, là tiền đề đầu tiên cần nhất có sự hội nhập quốc tế, chính vì vậy việc đầu tư cho con trẻ học tiếng Anh là vô cùng thiết thực. Đến đây, cha mẹ đã biết “có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm?” Hay “nên cho trẻ mấy tuổi học tiếng Anh?” để có lộ trình cho con phù hợp.