Phụ huynh, 07/02/2020, Facebook, Zalo
Ngày nay, trẻ em luôn có quá nhiều sự lựa chọn và những thứ hấp dẫn mình nên rất khó chủ động để tự giác học bài. Bên cạnh đó, không phải phụ huynh nào cũng biết cách giúp trẻ hứng thú để chủ động học. Đặc biệt tình trạng này rất phổ biến với trẻ trong kỳ nghỉ dài tránh dịch cúm Corona, điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập mà còn hình thành thói quen không tốt cho trẻ trong cuộc sống. Dưới đây Gia sư Thanh Hóa có đưa ra một số phương pháp giúp học sinh lấy lại ý thức học tập.
TIN LIÊN QUAN
- Dịch cúm Corona – Khẩu Trang – Vitamin C tăng cường sức đề kháng
- Có chính phủ nào được như chính phủ Việt Nam chưa ?
1. Cho trẻ tự chọn môn học ưa thích
Trẻ con thường thích làm những gì chúng yêu thích, thậm chí là say mê. Nắm được điều này cha mẹ có thể kích thích trẻ bằng việc để trẻ tự chọn môn học ưa thích, cho con làm những bài tập dễ trước, sau đó mới đến những bài khó.
Điều cần lưu ý là không nên bắt trẻ học thời gian quá lâu và liên tục trong ngày. Cha mẹ có thể lên lịch học nimi cho con để con có thể thư giãn và lấy lại hào hứng để tiếp tục học tập. Nếu thấy bé không hào hứng lắm khi học, bạn có thể bắt đầu với con bằng những câu chuyện hay những trò chơi liên quan tới môn học để kích thích học tập cho trẻ.
2. Không bắt trẻ đột ngột học với cường độ cao
Phụ huynh thường có tâm lý là trong kỳ nghỉ dài con thường có rất nhiều bài tập chưa hoàn thành nên luôn có suy nghĩ thúc ép con hoàn thành hết bài tập của mình. Nhất là ở Việt Nam những kỳ nghỉ
Tết năm nay do dịch cúm corona kéo dài và nghỉ của trẻ có thời gian dài vui chơi tự do và thoải mái nên đã không còn giữ thói quen học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc. Vì vậy quay trở lại học tập theo nền nếp quy củ là một việc rất khó.
Thời gian đầu, cha mẹ cần trò chuyện và động viên để trẻ có tâm thế hào hứng cho việc trở lại trường học cũng như học tập. Không nên cứng nhắc bắt ép trẻ mà cần nhẹ nhàng khuyên bảo, đưa ra các hình thức khuyến khích để trẻ thấy việc đi học là điều rất bình thường. Điều căn bản chính là sự kết hợp giữa chơi và học một cách hợp lý để trẻ tăng dần sự chú ý đến việc học tập, lấy lại tâm lý sẵn sang như trước.
3. Dành nhiều thời gian cho trẻ
Cha mẹ hầu như dành thời gia lớn cho công việc và bữa ăn thì hầy như đã hết quỹ thời gian trong ngày nhưng không vì vậy mà phụ huynh lơ là và không dành thời gian quan tâm tới con em mình.
Cha mẹ là những người thân có sức ảnh hưởng rất lớn và đặc biệt với con, mọi hành động của cha mẹ với trẻ đều thể hiện sự quan tâm và tình yêu mà trẻ có thể cảm nhận được. Phụ huynh nên dành thời gian để trao đổi cũng như học tập cùng con để con có thể có tâm lý hào hứng cũng như bồi đắp thêm tình cảm gia đình.
4. Kết hợp học và chơi
Việc có thể đan xen giữa nghỉ ngơi, vui chơi với việc học để giúp trẻ lấy hưng phấn, lý tưởng nhất là học theo một cách thức nhẹ nhàng, vui vẻ, học mà chơi, chơi mà học là điều rất quan trọng khi trẻ bắt đầu quay lại việc học sau kỳ nghỉ.
Với học sinh tiểu học, cha mẹ không nên ép con học ở nhà hay học ở trung tâm quá nhiều vì hiện các em đã học 2 buổi/ngày ở lớp, nếu cha mẹ tiếp tục lên lịch học kín khi trẻ về nhà nữa sẽ là quá tải với trẻ.
Trẻ không được vui chơi sẽ sinh ra mất hứng với việc học, lười học. Nếu bố mẹ muốn cho con học có thể biến việc học thành trò chơi như trò chơi hay các câu chuyện.
5. Cùng con tạo không gian học tập
Phụ huynh nên chọn không gian học tập đủ ánh sáng và thoáng mát cũng như đủ yên tĩnh để trẻ có thể tập trung hơn. Cha mẹ nen thường xuyên hướng dẫn trẻ, cùng con dọn dẹp lại góc học tập cho thật gọn gàng, sạch sẽ và khoa học. Xếp sách vở mới của con sẵn sàng lên kệ.
Có thể dán thêm một thời khóa biểu xinh xắn. Bé sẽ hứng thú với việc học. Trong giờ trẻ học, tránh việc cắt ngang như người giám sát việc học bỏ đi làm việc khác hay để anh chị em của trẻ đến bàn học nói chuyện khiên trẻ mất tập trung.
Đặc biết phụ huynh có thể cùng con làm mới không gian học tập bằng những thú mà con yêu thích, giúp con thấy được sự mới mẻ cũng như giúp trẻ cảm nhận được mình đang ở trong không gian mà mình mong muốn. Điều này có ý nghĩa đặc biệt với các bé nó sẽ thúc đẩy bé yêu không gian học tập của mình hơn và có hứng thú với việc học.
6. Kích thích mặt tích cực của trẻ
Trẻ em thường rất muốn cũng như rất thích được khen ngợi và động viên dù cho đó là việc nhỏ hay lớn, là việc liên quan tới học tập hay vui chơi. Cha mẹ không nên chỉ nhắm vào những điểm tiêu cực của trẻ mà nên tích cực phát hiện ra những ưu điểm, những tiến bộ mà con làm được hằng ngày.
Dành cho trẻ sự khen ngợi kịp thời, thường xuyên khích lệ trẻ. Bố mẹ có thể khích lệ trẻ bằng cách khen ngợi trẻ khi trẻ làm được việc tốt hay có sự tiến bộ ngay khi trẻ vừa làm được. Hoặc cũng có thể đợi tới bữa ăn hay khi trẻ đi ngủ để nói chuyện và khen ngợi con, điều này giúp trẻ ăn ngon hơn, có niềm vui khi chuẩn bị đi ngủ.
Trẻ em rất hiếu động và suy nghĩ còn đơn giản nên có thể chưa nhận ra được những lỗi sai hay những việc làm chưa đúng của mình nên cha mẹ phải nhẹ nhàng và tâm lý khi sửa sai cho con. Cha mẹ có thể động viên hay khen thưởng cho con bằng những món quà mà trẻ yêu thích hay cho con đi chơi những nơi mà bé thích để con có tâm lý thích thú và yêu cuộc sống hơn.
7. Nêu gương
Trẻ em thường học hỏi những gì xung quanh và gần gũi với mình vì vậy bản thân cha mẹ phải là tấm gương mẫu cho con. Bố mẹ say mê nghiên cứu, làm việc nghiêm túc đều ít nhiều ảnh hưởng đến con.
Mỗi buổi tối khi con học bài, cha mẹ thay vì ngồi xem tivi hay chơi điện thoại thì sẽ ngồi làm việc hay đọc sách một cách nghiêm túc trẻ sẽ thấy được điều đó và dần dần hình thành thói quen tự học mà không cần phải nhắc.
Trẻ em thường rất nhạy cảm và hay tự ái nên khi cha mẹ nói chuyện, ngồi xem tivi trong lúc con học sẽ làm bé mất tập trung và cảm thấy đơn độc, . Ngoài ra, cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện về lòng hiếu học của những nhà khoa học hiện đại hoặc cổ xưa để trẻ lấy đó là tấm gương học tập…
8. Không đánh, mắng trẻ
Chuyện cha mẹ nóng giận hay mất bình tĩnh khi con làm sai hay học kém là điều rất bình thường nhưng không phải ai cũng tìm được cách giải quyết hiệu quả mà thay vào đó là đánh mắng, dọa dẫm, xử phạt thân thể với trẻ. Điều này là sai lầm vì dễ dẫn đến việc trẻ không muốn đi học, vừa sợ bố mẹ vừa sợ đến lớp. Khi bị bố mẹ đánh, trẻ sẽ rơi vào nguy cơ căng thẳng, vô tình tạo ra sự chống đối ở trẻ.
Việc đánh con không thể hiện uy quyền của cha mẹ mà là biểu hiện của sự bất lực khi phụ huynh không lắng nghe và quan sát tâm lý của trẻ. Hậu quả của những hành vi bạo lực này sẽ dẫn đến tổn thương lâu dài về mặt tâm lý cho trẻ đặc biệt nghiệm trọng là trẻ dễ có hành vi gây hấn với người khác khi không vừa ý hoặc bắt chước cha mẹ các hành vi hung tính mà cha mẹ làm với mình.
Trẻ em thường chỉ làm và học theo bản năng, chúng chưa có thể hiệu hết tầm quan trọng của việc học tập và sinh hoạt nề nếp nên thay vì để trẻ tự suy nghĩ hay học tập thì phụ huynh nên chủ động giúp và động viên con. Những phương pháp trên sẽ phần nào giúp phụ huynh lấy lại hững thú và cân bằng cho con sau nghững kỳ nghỉ lễ và tạo cho con ý thức