“Một cây non muốn thành cổ thụ thì cần rèn luyện qua gió bão – một đứa trẻ muốn thành công thì cần được học cách tự lập và chịu trách nhiệm về bản thân…NGAY TỪ BÉ!”. Đây giai đoạn đặc biệt quan trọng cho việc hình thành nhân cách, các em luôn muốn tự khám phá bản thân và khẳng định cái tôi .Khiến cho cha mẹ cảm thấy bất lực trong việc khuyên bảo và nuôi dạy. Gia sư Thanh Hóa sẽ đưa ra bí quyết giúp con tuổi teen tự lập. Mong là sẽ phần nào giúp các bậc phụ huynh vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách nhẹ nhàng nhất.
1. Nguyên tắc khen con trong bí quyết giúp con tuổi teen tự lập
Một lời khen là một lời công nhận khiến con tự hào hơn về bản thân. Vấn đề là không phải khen vô thưởng vô phạt, mà là tạo thử thách, để con tự lập – tự vượt qua và sau đó phân tích cho con thấy điểm mạnh và yếu của mình, những điều gì con làm tốt thì khen con, điểm nào chưa tốt thì động viên con cố gắng làm tốt hơn như vậy con sẽ tăng phần tự tin.
Nguyên tắc bàn bàn tay trong việc khen con:
a.Không khen vào sản phẩm mà khen vào quá trình
Ví dụ: Con tự giác đến giờ ngồi vào bàn học không nên khen “con giỏi quá” (đây là lỗi phổ biến của rất nhiều bố mẹ Việt đang mắc phải).
Thay vào đó nên nói “Con hôm nay rất nỗ lực đấy, mẹ thấy con ngồi vào bàn học rất đúng giờ và học chăm chú hơn những lần trước rất nhiều rồi”
Ví dụ tiếp: Hôm nay con lau nhà, không nên khen “con mẹ giỏi quá”.
Thay vào đó, nên nói với con: “Con đã rất nỗ lực, lúc con lau nhà mẹ thấy con toát hết cả mồ hôi phải không con…”
Việc khen quá trình sẽ giúp trẻ hiểu rằng . Những nỗ lực của con khi thực hiện việc gì đó mới khiến mọi người để tâm quan sát. Và đánh giá nhiều nhất, con sẽ chú trọng và tiếp tục nỗ lực hơn nhiều.Để được người lớn công nhận, khen ngợi.
b)Không so sánh với con nhà người ta
Ví dụ: Không nên khen con, “con học giỏi hơn bạn A đó”, hoặc “con không chịu khó làm việc nhà bằng bằng B”
Tuổi teen có một kẻ thù vô hình nhưng đáng sợ là “con nhà người ta”. Việc bố mẹ hay so sánh với những đứa bạn khác vừa khiến con có thể tự ti, hoặc kiêu ngạo, hạn chế dùng những từ chê bai, đặc biệt KHÔNG CHÊ CON TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG, có gì về đóng cửa tự thì thầm bảo nhau.
c)Không nhìn vào phẩm chất của con mà nhìn vào trạng thái của mình
Ví dụ: Không nên khen “con rất năng động” (đó là phẩm chất của con).
Nên khen: “con làm được cái này mẹ rất vui và hạnh phúc.Mẹ tự hào vì có con” (đó là trạng thái cảm xúc của mẹ)
Không phải đứa trẻ nào cũng ngoan, thông minh. Nên nếu được khen nhiều những phẩm chất này. Khi ra đời, nếu trẻ làm điều gì không được, thất bại , trẻ có thể thấy những lời khen trái với thực tế và thất vọng về mình. Và nghĩ mẹ nói dối mình, mẹ gạt mình.
d)Chú ý khen cả những thứ nhỏ nhất, những thứ con không để ý
Ví dụ: Mọi hôm đi đá bóng buổi chiều muộn về con cứ ngồi chơi điện thoại , nhưng tự dưng hôm nay con lên tầng lấy quần áo cất vào tủ giúp mẹ. Thì bố mẹ nên lập tức khen ngay hành động này của con
Tuổi teen thường cực kỳ sung sướng về điều này. Việc khen con cả những thứ con vô tình làm như thế sẽ giúp trẻ hiểu rằng hóa ra mọi công việc mình làm đều có mẹ quan sát và để tâm. Từ đó, con sẽ cố gắng thực hiện những điều này tốt hơn. Giúp con bạn sớm tự lập ở tuổi teen hơn.
e)Truyền đạt lại lời khen của người khác đến con
Nên tích cực truyền đạt lại lời của người khác khen con. Đôi khi có thể là mượn lời người khác.
Ví dụ: Thay vì khen con: “Con rất chịu khó dạy sớm đi mua đồ ăn sáng cho cả nhà”. Mẹ có thể mượn lời của hàng xóm, hoặc đồng nghiệp… : “Hôm nay bác Hương trường mẹ, bác ấy bảo mẹ. Con rất chịu khó dậy sớm, biết chia sẻ việc mua đồ ăn sáng giúp mẹ cho cả nhà. Như vậy là con rất có trách nhiệm với gia đình, con tự lập sớm,không ỷ lại vào bố mẹ đấy”
Điều này làm lời khen có vẻ khách quan hơn. Con sẽ vui vẻ và những ngày sau đó luôn thức dậy sớm mua đồ ăn sáng cho cả gia đình.
Vậy đó, khen con trẻ là cả một NGHỆ THUẬT. Ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của con bạn. Các bố mẹ hãy để ý đến những vấn đề tưởng chừng như rất nhỏ, rất bình thường này nhé. Nó sẽ góp phần xây dựng tính cách tốt cho trẻ từ rất sớm. Hãy luôn là người đồng hành cùng con trên mọi nẻo đường!
2.Dành cho con sự độc lập tương đối
Thay vì tự lựa cho con từ trang phục, môn học ngoại khoá, tài liệu các môn học, món ăn hàng ngày, trang trí bài bố phòng ngủ , góc học tập của con… quyết định tất tần tật cho con. Người “uốn cây” giỏi sẽ biết cổ vũ con nhiều hơn. Trong việc tự đưa ra quyết định, có trách nhiệm với lựa chọn của mình.
Đừng phán xét hay chủ quan ngăn cản, hãy để con tự học với những kinh nghiệm từ những sai lầm.Cho phép con sai lầm và sau đó động viên , khích lệ con làm lại
Và học lựa chọn, là bài học quan trọng nhất mà con trẻ cần học khi còn nhỏ, để trở thành người quyết đoán sau này.
3.Giúp con tìm ra điểm làm con tỏa sáng
Bởi mỗi đứa trẻ có một tiềm năng khác nhau! Thay vì so sánh con mình cho bằng con người ta, hãy giúp bé trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Con bạn không giỏi các môn văn hóa nhưng thể thao rât tốt ví dụ như bóng đá chẳng hạn . Thì đó chính là điểm sáng giúp con bạn tỏa sáng.
Điểm sáng của con là đam mê bóng đá
Con bạn không giỏi toán,lý ,hóa.. Nhưng ngoại ngữ bạn ấy học tốt thì đó chính là điểm giúp con bạn tỏa sáng
Con bạn không giỏi môn văn, sử, địa .. Nhưng âm nhạc rất năng khiếu thì đó là điểm sáng giúp con bạn tỏa sáng
Năng khiếu môn thể thao khiêu vũ
-
Bố mẹ hãy là tấm gương để con học tập
Bởi con trẻ ít khi nghe những gì bố mẹ nói. Con trẻ học hỏi, sao chép và bắt chước theo hình mẫu mà bố mẹ làm. Hành động (hơn là lời nói) của bố mẹ có vai trò quan trọng trong việc định hướng và giúp trẻ hoàn thiện nhân cách.
Trẻ tuổi teen đủ thông minh và khôn ngoan để hiểu rằng các quy định về “giờ giới nghiêm” như: không đi xe máy khi chưa đến tuổi, tránh xa ma túy hay hạn chế uống rượu bia mà cha mẹ đặt ra với mục đích lớn nhất là vì sự an toàn của trẻ…
Do đó, trẻ hoàn toàn sẵn lòng tôn trọng các quy định này. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chính là người đi ngược lại với những điều yêu cầu trẻ thực hiện. Thì những quy tắc mà cha mẹ đặt ra sẽ trở nên tùy tiện và vô nghĩa đối với trẻ.
Hãy luôn là tấm gương để con có một hình mẫu tích cực. Thì ở cái tuổi teen, chúng sẽ ít nổi loạn hơn.
5.Gia sư sẽ giúp các em tuổi teen tự lập hơn
Nếu như các em gặp khó khăn trong việc phân chia thời gian học tập, hay học không có hiệu quả, thiếu phương pháp, thì tìm gia sư dạy kèm tại nhà ở thanh hóa là biện pháp giúp các em cải thiện tình hình học tập. Từ đó các em sẽ tự lập hơn trong học tập và cuộc sống.
Học cùng gia sư, bạn sẽ có được những phương pháp học phù hợp, có được những hướng giải quyết vấn đề, bài toán theo cách chuẩn xác tối ưu nhất.
Đội ngũ gia sư dạy kèm tại Thanh Hóa của Trung tâm gia sư Nhật Minh giới thiệu những gia sư có kinh nghiệm trong chuyên môn và cuộc sống giúp bạn đưa ra những kế hoạch học tập tối ưu nhất để nhằm tiết kiệm thời gian mà vẫn nâng cao được hiệu suất của việc học.
Trên đây là bí quyết giúp con tuổi teen tự lập của nhiều anh chị đi trước đúc kết lại. Mọi thắc mắc về cách học tốt môn hóa cũng như tìm gia sư học tốt môn hóa, bạn có thể gọi điện thoại đến Trung tâm Gia Sư Nhật Minh để được tư vấn trực tiếp.