Sơ đồ tư duy toán là một kỹ thuật dạy học rất hiệu quả. Trong đó, sơ đồ tư duy toán 2 được thiết kế dành riêng cho học sinh lớp 2 – một bậc quan trọng trong xây dựng nền tảng của hệ thống giáo dục.
Tham khảo thêm:
1. Tác dụng của việc sử dụng sơ đồ tư duy với trẻ lớp 2
Tầm quan trọng của sơ đồ tư duy đối với các em học sinh lớp 2 là một thực tế không thể phủ nhận. Nó không chỉ có lợi ích cho riêng môn toán học mà còn là nền tảng kiến thức cơ bản để học tốt các môn học khác xuyên suốt quá trình học tập ở các cấp học.
1.1. Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy là cách thức thiết lập các sơ đồ về kiến thức, kỹ năng để hình thành nên tri thức, giúp người học dễ dàng học tập và phát triển tư duy. Theo đó, sơ đồ tư duy sẽ được hiện thực hóa qua hình thức kết hợp, sử dụng đồng thời hình ảnh, màu sắc, đường nét, chữ viết với tư duy tích cực để tìm tòi, đào sâu cũng như mở rộng một ý tưởng, một chủ đề hay một mảng kiến thức, lĩnh vực nào đó.
1.2. Lợi ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy
Việc sử dụng sơ đồ tư duy mang lại cho người học rất nhiều lợi ích. Đây là những lợi ích lâu dài, không phải lợi ích trước mắt, tạm thời.
Ghi nhớ kiến thức 1 cách logic
Các em học sinh lớp 2 được học qua sơ đồ tư duy bằng các đường nét, hình ảnh, màu sắc sinh động sẽ giúp các em dễ nhìn, dễ học. Hơn thế, các em cũng có hứng thú học tập hơn nên khả năng chủ động học sẽ tăng cao, không còn học vẹt hay học như một cái máy. Nói cách khác, các em sẽ nhớ nhanh, nhớ lâu và nhớ một cách có logic các kiến thức. Các kiến thức trước sẽ được ghi nhớ và hỗ trợ các mảng kiến thức về sau.
Theo đó, các bé cũng biết học những vấn đề trọng tâm, biết liên kết các vấn đề, xâu chuỗi thành một hệ thống kiến thức có liên quan đến nhau.
Vẽ sơ đồ tư duy giúp trẻ ghi nhớ kiến thức một cách logic, khoa học
Phát triển tư duy
Ngoài ra, sử dụng sơ đồ tư duy trong toán học từ một vấn đề trọng tâm các em sẽ tiến hành phân tích thành các ý nhỏ khác nhau. Việc làm này sẽ giúp tư duy của bé được phát triển. Bé sẽ dùng tư duy đã phân tách các vấn đề. Từ đó có thể thấy rằng từ một vấn đề ban đầu đã được mô tả một cách chi tiết. Đồng thời, việc đưa ra các ý nhỏ sẽ giúp vấn đề ban đầu được nhận thức một cách tổng thể hơn.
Tăng khả năng tưởng tượng, sáng tạo
Việc sử dụng kết hợp màu sắc, đường nét, hình ảnh… trong sơ đồ tư duy sẽ là phương tiện, năng lượng để bé có thể thỏa sức tưởng tượng và sáng tạo. Khả năng tưởng tượng, sáng tạo này sẽ giúp bé rất nhiều trong công việc học tập các môn khác và trong cuộc sống thường ngày.
Giúp trẻ yêu thích học toán
Sơ đồ tư duy thích hợp để dạy các nội dung toán học lớp 2 một cách mạch lạc: số học, đại lượng, hình học, bài toán có lời giải… Bên cạnh đó, sơ đồ tư duy còn phù hợp với nhiều phương pháp và mục đích dạy, học toán học lớp 2, từ học lý thuyết, làm bài tập hay ôn tập, hệ thống hóa kiến thức.
Việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp giáo viên dễ dàng truyền đạt cho học sinh các kiến thức mà không đơn điệu hay nhàm chán. Đối với hoạt động học, các em cũng cảm thấy môn toán không khô khan mà trở nên dễ học và có hứng thú học môn toán hơn. Từ đó, trẻ có thể trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, ngắn gọn, tiếp thu kiến thức toán học nhanh hơn, lâu hơn và mở rộng hơn.
1.3. Cách vẽ sơ đồ tư duy toán 2
Một sơ đồ tư duy toán 2
Sơ đồ tư duy toán có thể áp dụng cho đa số các tình huống trong học tập và ngoài cuộc sống có liên quan đến việc học và tư duy của các em học sinh lớp 2. Bên cạnh đó, nó còn là công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình hình thành tư duy cho trẻ em ở cả hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, các em học lớp 2 cần biết cách vẽ sơ đồ tư duy chuẩn chỉnh.
-
Bước 1: Viết/vẽ chủ đề chính: các em cần viết hoặc vẽ kiến thức toán 2 vào chính giữa trang giấy. Ngoài ra, các em nên kết hợp với các màu sắc, khung hình và nên ghi từ khóa chính để dễ nhớ và dễ hiểu. Từ từ khóa chính các em có thể tư duy và đưa ra được các phân nhánh nhỏ hơn.
-
Bước 2: Đối với mỗi ý quan trọng trong kiến thức toán 2 các em vẽ một đường phân nhánh bằng đường thẳng hoặc đường mũi tên xuất phát từ hình trung tâm và nối với các ý phụ.
-
Bước 3: Theo đó, từ mỗi ý quan trọng hay những ý chính các em lại tiếp tục vẽ các phân nhánh mới, các ý phụ bổ sung cho ý đó. Việc làm này sẽ giúp các em đi sâu và chi tiết hơn vào các kiến thức toán 2.
-
Bước 4: Các em tiếp tục vẽ hình phân nhánh của các ý cho đến khi sơ đồ tư duy đạt mức chi tiết nhất.
-
Bước 5: Ở mỗi ý đều không có giới hạn, các em có thể ghi lại mọi thứ mình thể nghĩ ra vì trí tưởng tượng, sáng tạo là vô hạn. Đặc biệt các em nên dùng bút màu để phân biệt các ý tưởng cho rõ ràng.
2. Tổng hợp kiến thức và sơ đồ tư duy toán 2
Để học tốt môn Toán, ngay từ các cấp học đầu tiên, cụ thể là cấp tiểu học, các em học sinh phải có kiến thức vững chắc về môn toán. Chính vì vậy, việc nâng cao kiến thức cho cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và ngay từ khi bước vào học tiểu học. Trong chương trình học toán lớp 2 có nhiều dạng toán đòi hỏi tư duy, tưởng tượng và sáng tạo của các em, nhưng tuổi các em còn nhỏ nên việc nhận biết vấn đề và kiến thức là một việc làm khó khăn. Khi này,sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức cả ở hình học và đại số toán 2 sẽ giúp đỡ các em khá nhiều.
2.1. Sơ đồ tư duy toán 2 phần hình học
Khi lên đến lớp 2 các em sẽ được học một loạt hệ thống kiến thức về hình học. Theo đó, ở phần hình học các bé sẽ được học các kiến thức về hình chữ nhật, tứ giác; chu vi của hình tam giác và tứ giác; đường thẳng và đường gấp khúc.
Đối với hệ thống kiến thức này bằng sơ đồ tư duy sẽ được chi tiết hóa các kiến thức ở mỗi phần, giúp các em có thể dễ dàng tiếp nhận kiến thức và thậm chí tiếp nhận kỹ và mở rộng lượng kiến thức hơn. Các kiến thức thông qua sơ đồ tư duy bằng các hình ảnh, màu sắc, đường nét sẽ giúp các bé lớp 2 tăng khả năng tư duy, tưởng tượng, sáng tạo cũng như ứng dụng được vào thực tế.
Sơ đồ tư duy hình học lớp 2
2.2. Sơ đồ tư duy toán 2 phần đại số
Lượng kiến thức nhiều hơn hình học nhưng hệ thống kiến thức số học lớp 2 cũng không làm khó đối với các em vì đã có sơ đồ tư duy. Các kiến thức số học 2 chính mà các em được học là: phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia và cấu tạo số. Mỗi kiến thức trọng tâm lại phân thành các phân nhánh nhỏ và chi tiết hơn. Các vấn đề nhỏ này có mối quan hệ logic với nhau và đồng thời các phép tính cũng có liên kết với nhau xuất hiện trong các bài toán lớp 2.
Chuỗi hệ thống kiến thức số học 2 qua sơ đồ tư duy sẽ giúp các em tóm gọn được các kiến thức trọng tâm và nêu ra được các vấn đề phụ nhỏ cần học. Đây là những bước quan trọng để các bé có thể dễ học, dễ nhớ và làm các phép tính, bài toán khó hơn ở các cấp học cao hơn. Do vậy, khả năng ghi nhớ và tư duy sẽ được tăng cao nhờ việc sử dụng sơ đồ tư duy toán số học.
Sơ đồ tư duy số học lớp 2
Ngoài cách vẽ sơ đồ tư duy, học toán theo phương pháp của Gia sư Nhật Minh hiện nay cũng có thể giúp bé phát triển trí tuệ 1 cách toàn diện. Gia sư Nhật Minh Việt Nam là đại lý chính thống .
Chương trình học được chia thành hai khóa học dành cho học sinh từ 4 đến 14 tuổi, khóa học đầu dành cho các bé từ 4 đến 7 tuổi, khóa học thứ hai dành cho bé từ 8 đến 14 tuổi. Bên cạnh đó, chương trình học giúp các bé có tư duy não bộ tốt và phát triển 5 kỹ năng cần thiết: quan sát, tưởng tượng, sáng tạo, tư duy và ghi nhớ lâu dài… Điều này giúp bé lớp 2 có thể học tốt không chỉ môn toán học ở trường mà còn các môn học tự nhiên và xã hội khác.
Tại Gia sư Nhật Minh , trẻ được luyện tập não bộ hàng ngày với công cụ bàn tính gảy, từ đó mà tư duy não bộ ngày càng nhanh nhẹn hơn, không bị ỳ trệ. Tập luyện thói quen tư duy thường xuyên giúp trẻ tăng khả năng tư duy, rút ngắn thời gian tư duy và tăng độ bền của não bộ. Khi có bộ não khỏe mạnh việc tư duy sẽ tốt hơn và vấn đề sơ đồ tư duy sẽ trở nên dễ dàng. Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển tương lai của trẻ.
Các bậc phụ huynh quan tâm đến chương trình Bàn tính và Số học trí tuệ của Gia sư Nhật Minh và sơ đồ tư duy toán 2 vui lòng truy cập website https://giasunhatminh.vn/ hoặc gọi đến 0968. 974. 858 để được tư vấn.
Tham khảo thêm:
Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy để học giỏi môn Toán
Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy chán nản khi cô giáo liên tục phàn nàn về sự chậm tiến độ của con em mình trong nhiều môn học đặc biệt là môn Toán. Có những gia đình thuê cả hai người để kèm riêng môn Hình Học và Đại Số cho con nhưng không mang lại hiệu quả, con tiến bộ rất chậm. Có một cách khá đản giản và hiệu quả giúp học sinh học Toán dễ dàng hơn nhưng lại ít được áp dụng đó là: Vẽ sơ đồ tư duy, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Khái niệm và các bước vẽ sơ đồ tư duy trong học tập
Vẽ sơ đồ tư duy trong học tập còn được gọi bằng tên tiếng anh là Mind Mapping. Có nghĩa là sử dụng bản đồ kỹ thuật để thu thập thông tin vấn đề dưới dạng cây.
Vẽ sơ đồ tư duy trong học tập là việc sử dụng tư duy thị giác có thể áp dụng cho tất cả các chức năng nhận thức, đặc biệt là trí nhớ, học tập, sáng tạo và phân tích. Vẽ sơ đồ tư duy trong học tập là một quá trình liên quan đến sự kết hợp khác nhau của hình ảnh, màu sắc và sự sắp xếp không gian – thị giác.
Kỹ thuật này sẽ lập bản đồ những suy nghĩ của bạn bằng cách sử dụng các từ khóa kích hoạt sự liên kết trong não để tạo ra những ý tưởng khác thông qua vẽ bằng tay hoặc sử dụng phần mềm
Kỹ thuật đa năng này đã được hơn 250 triệu người trên khắp thế giới sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau bao gồm động não, xác định các cơ hội mới, tổ chức, quản lý dự án, giảng dạy, nghiên cứu, truyền đạt thông tin,…
Các bước vẽ sơ đồ tư duy
Bước 1: Tạo ý tưởng trung tâm
Ý tưởng trung tâm là điểm khởi đầu trong việc sẽ sơ đồ tư duy và tượng trưng cho chủ đề mà bạn sẽ khám phá. Ý tưởng trung tâm nên để ở giữa trang của bạn và nên bao gồm một hình ảnh đại diện cho chủ đề của sơ đồ tư duy này. Điều này thu hút sự chú ý và gây ra các mối liên quan, vì não của chúng ta đáp ứng tốt hơn với kích thích thị giác.
Bước 2: Thêm nhánh từ gốc đã tạo
Các nhánh này đi từ trung tâm vươn ra và không bị hạn chế về số lượng ý tưởng. Các nhánh này mang ý nghĩa khai thác từng khía cạnh, ý tưởng của vấn đề trung tâm
Bước 3: Tìm từ keyword
Việc sử dụng các từ khóa kích hoạt các kết nối trong não của bạn và cho phép bạn nhớ một lượng lớn thông tin.
Bước 4: Thêm màu sắc cho các nhánh
Màu sắc làm cho hình ảnh hấp dẫn hơn và hấp dẫn hơn so với hình ảnh đồng điệu, đơn sắc.
Bước 5: Thêm hình ảnh
Chúng ta tự học cách xử lý hình ảnh từ khi còn nhỏ. Như khi một đứa trẻ học một ngôn ngữ, chúng hình dung các hình ảnh trong tâm trí của chúng liên quan đến các khái niệm. Vì lý do này, vẽ sơ đồ tư duy trong học tập tối đa hóa tiềm năng hình ảnh một cách mạnh mẽ.
Hình ảnh có khả năng truyền tải nhiều thông tin nhiều hơn từ, câu hoặc thậm chí một bài luận. Chúng được xử lý ngay lập tức bởi bộ não và hoạt động như những kích thích thị giác để thu hồi thông tin. Hình ảnh là một ngôn ngữ phổ quát nhất có thể vượt qua bất kỳ rào cản ngôn ngữ nào.
Vẽ sơ đồ tư duy sẽ giúp ích gì trong quá trình tiếp thu môn Toán
Việc áp dụng vẽ sơ đồ tuy có lợi cho mọi trình độ học sinh. Nhiều trường hợp không rõ câu trả lời là do thầy không giỏi hay trò không tiếp thu được? Đáp án là cả hai ! Giáo viên dạy giỏi toán không phải chỉ giỏi kiến thức của bản thân mà còn phải giỏi cả nghiệp vụ sư phạm, khi mọi phương pháp mình truyền đạt cho học sinh chưa đạt hiệu quả cần hướng dẫn các em cách áp dụng sơ đồ tư duy vào giải quyết bài toán, có lối truyền đạt kiến thức hấp dẫn, những kinh nghiệm đúc rút từ quá trình đi dạy, tạo cho các em phương pháp tiên tiến nhất để các em có động lực học tập.
Học sinh không thể hiểu chính là không có phương pháp học đúng đắn khiến não bộ không thể lưu trữ được thông tin bài học, bản thân các em cũng lười áp dụng sơ đồ tư duy vì sợ rắc rối, rườm rà trong quá trình tiếp thu kiến thức môn Toán khiên các em quên công thức và dần dần mất gốc. Còn đối với học sinh khá, giỏi các bạn áp dụng sơ đồ tuy vào giải quyết bài toán sẽ tăng hiệu suất làm bài lên rất nhiều.
Gia sư giúp các em học toán giỏi bằng phương pháp sơ đồ tuy duy
Quý phụ huynh có thể tìm đến trung tâm gia sư Việt, chúng tôi tuyển chọn những giáo viên dạy tại các trường THCS, THPT, Đại Học uy tín trên địa bàn Thanh Hóa có nhiều năm đứng lớp tạo ra đội ngũ gia sư Toán giỏi sẽ hướng dẫn cho các em phương pháp học mới nhất đó và áp dụng vẽ sơ đồ tư duy trong học tập môn Toán. Phương pháp mới này giúp cho các em không những tiếp thu kiến thức nhanh chóng mà còn hiểu rõ bản chất vấn đề, ghi nhớ được lâu.