Môn hình học lớp 6 kiến thức không nhiều, nhưng phần đa học sinh gặp khó khăn trong việc trình bày bài chứng minh hình. Gia sư Thanh Hóa đưa ra phương pháp dạy kèm môn hình học lớp 6 cho các gia sư tham khảo. Nhằm đạt kết quả cao trong quá trình dạy kèm môn toán lớp 6.
-
Tầm quan trọng của môn hình học lớp 6
Trong thực tiễn dạy học hình học hiện nay, học sinh chúng ta còn gặp nhiều khó khăn. Có nhiều em học sinh khi đã lên lớp trên mà còn mơ hồ, lúng túng chưa biết chứng minh hình học.
Chất lượng đào tạo môn Toán sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu HS không học tốt môn hình học. Việc nâng cao chất lượng được Đảng, nhà Nước và phụ huynh quan tâm rất nhiều. Trong chỉ thị nhiệm vụ năm học hàng năm của trường luôn chú trọng đến vấn đề này
Bản thân dạy kèm Toán 6 nhiều năm nhận thấy rằng: Hình học 6 là kiến thức cơ bản làm tiền đề giúp học tốt môn hình học sau này.
2. Thực trạng học sinh
- Về chất lượng tỉ lệ yếu kém qua bài khảo sát chiếm tới 30%
- Về kiến thức: Việc nắm các khái niệm,tính chất hình học ban đầu đối với các em còn chậm
- Về kĩ năng: khâu vẽ hình, ghi các kí hiệu Toán học còn tùy tiện; phần lớn các em vẽ hình còn lúng túng, chưa biết sử dụng các dụng cụ. kỹ năng đọc còn ê a, các thuật ngữ Toán học còn mơ hồ, trình bày lời giải còn sai sót…
- Về thái độ: HS thường biểu hiện học mới quên cũ, lúng túng trong học tập, chưa quan tâp nhiều đến việc học hay nói chính xác hơn là các em chưa biết cách học hình
- Về chương trình dạy học: hầu hết các tiết trong phân phối chương trình là lí thuyết. Việc luyện tập, vận dụng kiến thức có nhiều khó khăn với học sinh lớp 6
3.Kinh nghiệm dạy hình học lớp 6
- Dạy hình học lớp 6: HS nhận thức được các hình và các mối quan hệ bằng mô tả trực quan. Với sự hỗ trợ của trực giác, của tưởng tượng là chủ yếu. Hình học lớp 6 được xây dựng trên đường lối quy nạp, cung cấp những biểu tượng ban đầu, cần thiết để hiểu thấu một số khái niệm mở đầu hình học phẳng, chuẩn bị cơ sở vững chắc cho việc chứng minh suy diễn tiếp theo
- Hình học lớp 6 được trình bày theo kiểu tiếp cận quy nạp, từ quan sát, thử nghiệm, đo, vẽ, nêu nhận xét, đi dần đến kiến thức mới. Chú trọng nêu các khái niệm phủ định nhau để rèn luyện tư duy thuận, nghịch. Nêu tình huống để học sinh tự khám phá. Coi trọng việc sử dụng thành thạo các công cụ đo, vẽ, nói rõ tác dụng của mỗi loại công cụ đó. Coi trọng việc sử dụng các công cụ khác nhau để giải quyết cùng một vấn đề. Coi trọng việc trình bày định nghĩa, khái niệm. Các tính chất được được diễn đạt chính xác, nhưng đơn giản, rõ ràng, ít dùng những thuật ngữ toán học có tính hàn lâm như tồn
tại, duy nhất, bất kì, xác định…Coi trọng hình vẽ, xem kênh hình có tác dụng gây biểu tượng, trí tưởng tượng không gian để thuận lợi trong việc nhận thức khái niệm hình học trừu tượng - Sách giáo khoa viết theo lối quy nạp, đúng trình tự lên lớp. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng SGK, giúp học sinh tự học, nêu thắc mắc, phát biểu tranh luận, Giáo viên làm “trọng tài”, gợi ý, chốt kiến thức. Có thể ra thêm bài tập bổ trợ nội dung SGK.
Quý phụ huynh cần tư vấn về học tập cho con xin liên hệ trực tiếp với đội ngũ gia sư Thanh Hóa của Trung tâm Nhật Minh qua số máy 0968 974 858