1. Sơ đồ tư duy (Mind Map) là gì?
Sơ đồ tư duy hay còn có tên gọi khác là Mindmap, là hình thức tự ghi chép lên giấy bằng hình ảnh kết hợp với màu sắc để hình tượng hóa kiến thức. Một sơ đồ tư duy bao gồm chủ đề chính ở giữa và xung quanh là các nhánh con, từ khóa, hình ảnh, màu sắc…Phương pháp sơ đồ tư duy là một công cụ tuyệt vời để tổ chức tư duy.
Ví dụ về sơ đồ tư duy
2. Phát triển tư duy bằng mindmap có lợi ích gì?
Sơ đồ tư duy có nhiều lợi ích trong việc phát triển tư duy cho người học, đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển đỉnh cao của não bộ, khoảng từ 4 đến 14 tuổi. Theo đó, mindmap mang đến nhiều lợi ích:
-
Liên kết kiến thức: sơ đồ tư duy sẽ giúp các em liên kết kiến thức có liên quan thành một khung kiến thức chung, dễ học, dễ nhớ. Cụ thể, các kiến thức trọng tâm sẽ được phân thành các nhánh nhỏ cụ thể với những từ khóa tương ứng, kết hợp với hình ảnh, màu sắc phù hợp. Chuỗi kiến thức này có quan hệ liên kết và bổ sung cho nhau.
-
Bao quát toàn bộ kiến thức: Khi tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy, các em học sinh sẽ có cái nhìn tổng quan về mọi vấn đề, mọi thông tin để giải mã và tư duy não bộ. Từ đó, các em sẽ có cái nhìn toàn bộ, bao quát, hiểu được các mối liên hệ của bài học.
-
Phát huy khả năng sáng tạo: Thực tế, não trái của con người là để tư duy hình ảnh, não phải để phân tích thông tin qua hình ảnh. Nhờ vào sơ đồ tư duy, người học có thể tận dụng được hết chức năng của não trái và não phải. Nói cách khác, người học sẽ vận dụng khả năng tư duy, sáng tạo để phân tích cụ thể nhất một vấn đề chính nào đó qua ngôn từ, hình ảnh, màu sắc.
-
Ghi nhớ: Chính nhờ đưa ra được kiến thức trọng tâm cùng những phân nhánh kiến thức có liên quan bằng các từ khóa, hình ảnh, người học hay cụ thể là trẻ có thể dễ dàng ghi nhớ kiến thức. Các em sẽ ghi nhớ thông tin trong não bộ và tránh được tình trạng “học vẹt”.
-
Cải thiện thời gian học: Có thể thấy rằng, sử dụng mindmap các em sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian học. Nếu như thực tế hàng ngày các em phải lĩnh hội nhiều kiến thức và lượng kiến thức mỗi ngày một tăng thì việc học thuộc hay nhớ hết mọi vấn đề quá khó. Nhờ sơ đồ tư duy, các em đã có thể đơn giản, rút ngắn những khung kiến thức dài. Chính vì vậy, việc học và nhớ trở nên dễ dàng hơn và từ đó cải thiện được thời gian học hàng ngày.
Các bài viết liên quan:
- Sơ đồ tư duy toán 4 và phương pháp học tốt nhất
- Sơ đồ tư duy toán 3 – phương pháp học giúp trẻ nâng cao tư duy
- Sơ đồ tư duy toán 2 – phương pháp HỮU HIỆU cho trẻ học toán
3. Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển tư duy như thế nào?
Cách vẽ sơ đồ tư duy (mindmap) được thực hiện qua 4 bước chính sau:
Bước 1: Xác định chủ đề chính ở trung tâm
Trong muôn vàn những kiến thức phức tạp, khó nhớ, các em hãy suy nghĩ và tìm ra vấn đề trọng tâm, chủ đạo và bao quát nhất để ở trung tâm của sơ đồ tư duy.
Bước 2: Vẽ các tiêu đề phụ
Sau bước thứ nhất xác định được chủ đề chính ở trung tâm, hãy đi đến vẽ các tiêu đề phụ bằng các nhánh nhỏ nối từ chủ đề chính. Hãy lưu ý các tiêu đề phụ chính là những ý triển khai nhỏ, chủ đề nhỏ của chủ đề trung tâm. Chính vì vậy, các tiêu đề phụ phải là những thông tin có liên quan xung quanh đến chủ đề chính.
Bước 3: Vẽ thêm các nhánh cấp 2, 3
Thực hiện xong bước thứ hai vẽ các tiêu đề phụ, tiếp theo hãy vẽ thêm các nhánh cấp 2, 3 từ tiêu đề phụ nối ra. Điều đó có nghĩa là, các nhánh cấp 2, 3 sẽ là các nhánh nhỏ hơn, bắt nguồn từ tiêu đề phụ. Theo đó, các nhánh cấp 2, 3 cũng có nội dung liên quan đến tiêu đề phụ và chủ đề chính ở trung tâm.
Bước 4: Thêm hình minh họa
Để sơ đồ tư duy dễ nhìn và dễ nhớ, người học nên thêm hình minh họa kết hợp với màu sắc phù hợp vào chủ đề chủ đề trung tâm, các nhánh tiêu đề phụ và các nhánh cấp 2, 3…Điều này sẽ giúp các em có hứng thú học và dễ nhớ hơn vì màu sắc và hình ảnh bao giờ cũng kích thích thị giác và não bộ.
Đây là 4 bước cơ bản để xây dựng được một sơ đồ tư duy với nhiều chủ đề khác nhau. Các em có thể áp dụng để học phát triển tư duy bằng mindmap ở tất cả các môn học. Các em có thể tham khảo sơ đồ tư duy sau để dễ hiểu hơn.
Sơ đồ tư duy toán học lớp 4
4. Những lưu ý khi sử dụng mindmap để phát triển tư duy
Sử dụng mindmap để phát triển tư duy là điều nên học và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, các em cũng nên lưu ý khi sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển tư duy một cách hợp lý và hiệu quả.
-
Thay vì ngừng lại suy nghĩ quá lâu nên viết các tiêu đề phụ nào, các nhánh nào, hình ảnh nào thì hãy viết liên tục vì ý tưởng không phải lúc nào cũng nghĩ ra. Chính vì vậy, các em nên viết liên tục, sau đó khi kiểm tra lại thấy những ý nào không cần thiết thì có thể bỏ.
-
Bên cạnh hình ảnh minh họa cho những dòng chữ thì màu sắc sẽ khiến người học dễ dàng học hơn. Màu sắc kết hợp hình ảnh sẽ giúp kích thích học hơn và ghi nhớ lâu hơn.
-
Đặc biệt trong một sơ đồ tư duy là các từ khóa. Từ khóa gợi mở sẽ khiến não bộ ghi nhớ được nhiều kiến thức hơn. Chính vì vậy, các em nên sử dụng nhiều từ khóa hướng mở để khơi gợi tư duy phát triển.
Phát triển tư duy bằng mindmap là điều dễ dàng có thể tự thực hiện. Thế nhưng, nếu như các em là người bí ý tưởng hoặc còn nhỏ chưa thể tìm ra nhiều hướng phát triển ý trong sơ đồ tư duy thì việc xây dựng sơ đồ có thể khó khăn. Chính vì vậy, các em nên đến các trung tâm uy tín giảng dạy phát triển tư duy để được hướng dẫn bài bản ngay từ nhỏ.
Ngoài phương pháp phát triển tư duy thông qua vận dụng mindmap, các vị phụ huynh hiện nay cũng quan tâm khá nhiều tới chương trình bàn tính và số học trí tuệ Nhật Minh
Nhật Minh là trung tâm chất lượng và uy tín chuyên giảng dạy phát triển tư duy não bộ bằng công cụ bàn tính gảy. Nhờ những phương pháp đặc biệt chỉ có ở Nhật Minh kết hợp với sự hướng dẫn chuyên nghiệp từ các huấn luyện viên các em có thể tự xây dựng cho mình những sơ đồ tư duy học hiệu quả. Chương trình học Nhật Minh dành cho trẻ từ 4 đến 14 tuổi với hai khóa học tương ứng với độ tuổi.
Các bậc phụ huynh có con em gần đến hoặc trong độ tuổi này quan tâm đến phương pháp học Nhật Minh và phương pháp phát triển tư duy bằng mindmap tại Nhật Minh có thể truy cập website https://giasunhatminh.vn/ hoặc gọi đến 0968.974.858 để được tư vấn về khóa học.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ở trên (Phát triển tư duy bằng mindmap), mình đã giới thiệu đến các bạn phương pháp lập Mind Map (Sơ đồ tư duy) và nêu các lợi ích của nó. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn những bước để lập nên một Sơ Đồ Tư Duy hoàn thiện.
Các bước thực hiện Mind Map (sơ đồ tư duy)
I. TẬP HỢP NHỮNG TỪ KHÓA
Như mình đã nói, Mind Map được tạo thành bởi hầu hết các từ khóa (key word) nên nó tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho các bạn. Chỉ với những từ khóa là bạn đã có thể nắm bắt được hết nội dung của tất cả những điều mà bạn đang muốn ghi nhớ rồi. Vậy từ khóa là gì? Làm sao xác định được từ khóa trong một nội dung văn bản? Các bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây :
Đầu tiên, các bạn đọc đoạn văn bản hoàn chỉnh này :
“Đã từ lâu, người ta biết rằng bộ não của con người có thể được chia ra làm hai phần. Phần não trái và phần não phải. Người ta cũng biết rằng não trái điều khiển phần bên phải của cơ thể, trong khi đó ngược lại, não phải điều khiển phần bên trái cơ thể. Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện rằng việc não trái bị hư tổn sẽ gây ra nửa phần cơ thể bên phải bị tê liệt. Tương tự, nếu như não phải bị hư tổn sẽ khiến nửa phần cơ thể bên trái bị tê liệt”
Theo cách viết truyền thống và cách học như từ trước đến giờ thì các bạn sẽ phải học thuộc lòng đoạn văn đó hoặc đọc đi đọc lại để nhớ được hết thông tin mà nó truyền đạt. Tuy nhiên, trong đó có rất nhiều từ không cần thiết, nếu bạn loại bỏ những từ đó đi và chỉ đọc từ khóa thôi thì bạn cũng dễ dàng nắm được ý chính mà tiết kiệm được thời gian hơn nhiều. Để chứng minh cho điều đó, các bạn thử đọc 2 đoạn văn dưới đây:
1. “… não người chia hai phần … não trái não phải … não trái điều khiển bên phải cơ thể … não phải điều khiển bên trái cơ thể … não trái hư tổn, cơ thể bên phải tê liệt … não phải hư tổn, cơ thể bên trái tê liệt …”
2. “Đã từ lâu, người ta biết rằng bộ … của con … có thể được … ra làm … Phần … và phần … Người ta cũng biết rằng … phần … của …, trong khi đó, ngược lại, … phần … Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện rằng việc … bị … sẽ gây ra nửa … bị … Tương tự, nếu như … bị … sẽ khiến nửa phần … bị …”
Sau khi đọc xong 2 đoạn văn, chắc chắn bạn nhận ra rằng đoạn văn thứ 1 tuy ít từ ngữ hơn nhưng ta vẫn nắm được toàn bộ thông tin, còn đoạn văn ở dưới chứa hầu hết các từ ngữ trong đoạn văn gốc thì lại chẳng mang đến cho chúng ta một thông tin bổ ích nào.
Do đó, bước đầu tiên các bạn nên tự tập cho mình thói quen chỉ chú ý đến từ khóa, ghi nhớ từ khóa là đủ để chúng ta nắm bắt được toàn bộ nội dung cần truyền đạt. Ngoài ra, từ khóa là một yếu tố không thể thiếu của Mind Map, bạn sẽ phải dùng những từ khóa đó để lập nên Mind Map cho chính mình.
II. CÁC BƯỚC LẬP SƠ ĐỒ TƯ DUY
Bước 1 : Xác định từ khóa
(Bước này mình đã hướng dẫn ở trên)
Bước 2 : Vẽ chủ đề ở trung tâm.
– Bước này các bạn sẽ sử dụng một tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho bạn sáng tạo hơn, không bị những ô vuông cản trở suy nghĩ của bạn. Vẽ trên giấy nằm ngang sẽ giúp bạn có được không gian rộng lớn hơn để triển khai các ý.
– Bạn cần vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các ý khác ở xung quanh nó.
– Bạn có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà bạn thích, chủ đề trung tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt
– Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để chúng ta dễ nhìn nhận vấn đề, do đó, bạn nên vẽ chủ đề to cỡ 2 đồng xu 5000đ.
Bước 3 : Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)
– Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật
– Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.
Bước 4 : Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …
– Ở bước này, các bạn vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v… để tạo ra sự liên kết.
– Các bạn nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho mind map của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn
– Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng
– Bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian bất cứ lúc nào có thể.
– Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.
Bước 5 : Thêm các hình ảnh minh họa
Ở bước này, các bạn nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết. Bạn đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì bạn nghĩ, những gì bạn liên tưởng, đôi khi càng hài hước càng giúp bạn nhớ chúng được lâu hơn.
III. CÁC QUY TẮC TRONG VIỆC THỰC HIỆN SƠ ĐỒ TƯ DUY
Khi thực hiện một sơ đồ tư duy, các bạn nên tuân thủ theo những quy tắc sau :
– Đừng suy nghĩ quá lâu mà hãy viết liên tục. Việc các bạn dừng lại để suy nghĩ một vấn đề nào đó quá lâu sẽ khiến cho những suy nghĩ tiếp theo của các bạn bị ngăn lại. Bạn mải lo cho vấn đề đó mà sẽ quên mất những vấn đề tiếp theo. Do đó, các ý nên được triển khai một cách liên tục để duy trì sự liên kết
– Không cần tẩy xóa, sửa chữa.
– Viết tất cả những gì mình nghĩ cho dù nó có ngớ ngẩn, ngu ngốc đến đâu đi chăng nữa, đừng bỏ lỡ những ý tưởng đó. Đôi khi những ý nghĩ tưởng như điên rồ lại là một ý tưởng cực kỳ độc đáo và sáng tạo mà bạn không ngờ được đó.
Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài, và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, các từ ngữ nằm bên trái Sơ đồ tư duy nên được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài)
Bạn đã sẵn sàng để thực hiện Sơ đồ tư duy chưa?
Để bắt tay vào vẽ sơ đồ tư duy, các bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình thật nhiều giấy trắng khổ A4 hoặc lớn hơn, một bộ bút màu (nên sử dụng bút đầu nhọn), các bạn cũng có thể mua loại bút bi nhiều ngòi có bán ở các tiệm sách để khỏi mất công thay đổi bút nhiều lần, vẽ sẽ được nhanh hơn.