Tiếng Anh – quốc tế ngữ và cũng là ngôn ngữ thứ 2 mà trẻ em Việt Nam được học trong chương trình giáo dục ở Việt Nam. Nên cho trẻ mấy tuổi đi học tiếng Anh? Một vấn đề thực tế cho thấy rằng kể cả phụ huynh cũng không có nhiều cơ sở hiểu đúng và đầy đủ được cách dạy ngôn ngữ Anh cho trẻ một cách hiệu quả, kể cả vấn đề nên cho trẻ mấy tuổi đi học tiếng Anh để bé có được kết quả học tập tốt nhất.
Nên cho trẻ mấy tuổi đi học tiếng Anh, độ tuổi nào phù hợp cho con học tiếng Anh?
Trong xã hội có rất nhiều trẻ em thành thạo tiếng Anh ngay khi còn rất nhỏ. Nhưng cũng cần nhìn nhận cái “gốc gác” một cách khách quan là trẻ có bố hoặc mẹ là người nước ngoài. Có nghĩa trẻ sinh ra trong gia đình đa văn hóa, trẻ có cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ Việt và ngôn ngữ Anh từ khi mới chào đời nên các bé giỏi tiếng Anh là việc rất bình thường. Có thêm nhiều trường hợp các bé cũng có những năng lực và kỹ năng ngoại ngữ tốt từ bé là do các bé sớm đã được học trong môi trường quốc tế, có khi ngay từ lứa tuổi đi nhà trẻ. Môi trường của các trường quốc tế có khung đào tạo tiên tiến, chuẩn quốc tế tạo điều kiện cho trẻ học song ngữ rất khoa học và đảm bảo hiệu quả cao.
Tuy nhiên, đại đa số con trẻ có cha mẹ thuần Việt thì việc biết đến ngôn ngữ thứ 2 đều thuộc dạng học thuật. Trẻ học tiếng Anh là một môn học nằm trong chương trình đào tạo giáo dục Việt Nam. Nhưng có một điều được nhìn nhận rất thực tế và khách quan rằng học được ngoại ngữ chính là một trong nhưng lợi thế rất lớn cho tương lai của trẻ, nhất là trong hoàn cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Thời điểm vàng cho bé học tiếng Anh – Theo các chuyên gia cùng các giáo viên ngoại ngữ chuyên môn, có khả năng nắm bắt được tâm lý trẻ học ngoại ngữ đưa ra nhiều ý kiến về vấn đề độ tuổi học tiếng Anh. Nhưng tựu chung trẻ vẫn nên học ngôn ngữ thứ 2 sau khi đã sử dụng được tiếng mẹ đẻ. Đó là độ tuổi từ 6 tuổi trở ra, khi bé đã được tiếp xúc với mặt chữ, hiểu được vấn đề về học hành. Khi bé thông được tiếng mẹ đẻ, sau đó cho bé tiếp thu thêm ngôn ngữ khác sau khi đã định có nếp suy nghĩ về cách thức học sẽ giúp cho bé có nền tảng để học ngôn ngữ Anh tốt hơn.
Cho trẻ học tiếng Anh trong độ tuổi dưới 15 có nhiều cái lợi khi trẻ vẫn nằm trong thời kỳ tiếp thu theo năng lực bẩm sinh. Nếu độ tuổi học tiếng Anh càng cao, trẻ đã có cơ hội rèn luyện qua môi trường giáo dục hiểu và biết về cách tiếp thu việc học các môn học khác, trong đó có tiếng Việt – ngôn ngữ mẹ đẻ thì việc học ngoại ngữ cũng sẽ có những kỹ năng để việc tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế đưa ra cách nhìn nhận rằng, việc học ngoại ngữ ở trẻ có tốt hay không lại do rất nhiều yếu tố, sự định hướng của phụ huynh, điều kiện trẻ được tiếp xúc với ngoại ngữ thông qua truyền thông, internet và nhận thức, tư duy riêng của trẻ.
Cha mẹ cũng có thể cho con làm quen ngôn ngữ Anh từ khi còn nhỏ từ khoảng 2 – 4 tuổi. Nhưng việc học ở đây không phải theo nghĩa đơn thuần là con học theo sách vở, đến trường lớp mà các phụ huynh cho con học qua phim hoạt hình, các bài hát thiếu nhi về tiếng Anh.… Cũng như việc học ngôn ngữ gốc, bé cũng phải từ phản xạ nghe sau đó mới đến nói. Nhưng khác với ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ thứ 2 do môi trường giao tiếp xung quanh không nhiều, môi trường nhìn nhận thực hành không có, nên cơ chế học hỏi của trẻ cũng bắt buộc phải cao hơn. Trong giai đoạn này, trẻ có thể hấp thụ dần ngữ điệu, ngữ âm…..để làm tiền đề cho việc học chuyên sâu về sau.
Việc học tiếng Anh của trẻ cũng cần có sự định hướng thiết thực của cha mẹ
Cha mẹ hãy quan tâm đến con, quan sát con mình có hứng thú với ngoại ngữ hay không, có năng lực tiếp nhận kiến thức đến đâu, đến giới hạn nào. Cha mẹ là người thân thuộc, gần gũi cũng như có sự thấu hiểu con nhất, không chỉ ở tính cách, tư tưởng, tình cảm mà còn ở mức độ nhận thức trong tư duy của trẻ. Chính vì vậy, trong việc học, nhất là học ngoại ngữ, cha mẹ nên có sự định hướng phù hợp với năng lực cũng như khả năng nhận thức của con.
Có rất nhiều trẻ có năng khiếu về việc học ngoại ngữ, bé rất thích thú với ngoại ngữ, học rất nhanh, tiếp thu nhanh và cũng rất nhớ từ vựng. Những bé như vậy nên tạo điều kiện cho bé học ngoại ngữ từ sớm là điều càng tốt.
Ngoại trừ những trường hợp bé học được ngoại ngữ như một dạng năng khiếu, tiếp thu rất nhanh và có hứng thú học. Các trường hợp khác các bé được cha mẹ cho đi học như một dạng tiếp thu học thuật thì nên căn theo ý thức của trẻ, sở thích của trẻ. Cho trẻ nhỏ học tiếng Anh từ sớm cũng rất tốt nhưng hãy nên để trẻ hấp thu một cách tự nhiên, vừa học vừa chơi, không cần quá ý thức như người lớn, hãy để trẻ hấp thụ những phản xạ nghe nói trước khi lớn lên, ý thức hơn về việc học tập, bé sẽ có sự tu bổ kiến thức sau.
Đối với trẻ, việc học ngoại ngữ không nên đặt nặng thành tích. Kể cả việc học mà chơi cũng nên lưu ý phù hợp với từng hoàn cảnh, tùy từng khả năng tiếp nhận của học sinh. Cách học mà chơi là có sự kết hợp đồng thời chơi mà học, qua các trò chơi vận động kỹ năng, các trò đoán ý, cách học gợi mở suy nghĩ chứ đừng nên thụ động trẻ tiếp nhận hết kiến thức truyền đạt của giáo viên. Cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm song ngữ và học ngôn ngữ thứ hai để đánh giá đúng khả năng cũng như định hướng học tập của trẻ.
Cha mẹ hãy nên là người thầy, người cô đầu tiên của trẻ, cùng trẻ học và tìm hiểu bài vở. Tiếp theo đó là cha mẹ đầu tư cho con theo học các trung tâm uy tín, chất lượng, có nội dung học tích cực cho con môi trường học tập tiếp thu hiệu quả nhất.
Tiếng Anh là quốc tế ngữ, là tiền đề đầu tiên cần nhất có sự hội nhập quốc tế, chính vì vậy việc đầu tư cho con trẻ học tiếng Anh là vô cùng thiết thực. Đến đây, cha mẹ đã biết “có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm?” Hay “nên cho trẻ mấy tuổi học tiếng Anh?” để có lộ trình cho con phù hợp.