Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học tập tiếng Anh của con cái rất được các phụ huynh chú trọng. Tuy nhiên vấn đề đặt ra nên cho trẻ học tiếng Anh như thế nào thì nhiều bậc cha mẹ khi được nói đến vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, chưa thực sự hiểu sâu sắc vấn đề.
Trẻ nhỏ như tờ giấy trắng và những người cha, người mẹ chính là những người vô hình chung đặt những nét mực đầu tiên. Việc học hành của con cái ban đầu có sự ảnh hưởng trực tiếp từ sự hướng dẫn, dạy dỗ cơ bản của cha mẹ. Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học tập của con cái rất được các phụ huynh chú trọng, không chỉ đầu tư cho con học thêm nhiều các môn văn hóa mà trẻ còn được học tiếng Anh – ngôn ngữ quốc tế với mục tiêu tương lai con trẻ có sự hòa nhập tốt. Tuy nhiên vấn đề đặt ra nên cho trẻ học tiếng anh như thế nào thì nhiều bậc cha mẹ khi được nói đến vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, chưa thực sự hiểu sâu sắc vấn đề.
Cần quan tâm độ tuổi học tiếng Anh của con trẻ
Theo các chuyên gia ngôn ngữ và các thầy cô giáo có chuyên môn trong việc giảng dạy tiếng Anh thì độ tuổi thích hợp nhất cho việc học ngoại ngữ là dưới độ tuổi 15. Trong khoảng thời gian đó cũng có sự phân chia những mốc thời gian nhỏ hơn để phù hợp với từng trẻ.
Độ tuổi từ 2 – 4 cũng có thể cho trẻ học tiếng Anh, nhưng tuyệt đối không được đặt nặng vấn đề học ngoại ngữ theo hướng học thuật mà chỉ nên cho trẻ có sự tiếp cận cơ bản về phản xạ nghe nói qua những video trên vô tuyến truyền hình, về phim hoạt hình, các bài hát thiếu nhi và những chương trình thực tế nước ngoài phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Trẻ không phải học, mà chỉ là thông qua việc xem đó để có những tiếp xúc cơ bản về ngữ âm, ngữ điệu, làm nền tảng cho việc học chuyên sâu hơn về sau.
Mốc độ tuổi tiếp theo được đưa ra là sau 6 -7 tuổi, khi trẻ có sự thông hiểu nhất định với ngôn ngữ mẹ đẻ. Độ tuổi này trẻ đã lớn hơn, được học trong môi trường học đường, lớn hơn nên có sự nhận thức tốt hơn. Trẻ đã có diễn trình các bước học tiếng mẹ đẻ như thế nào để rồi có được những định hướng nhất định để áp dụng cho việc học ngôn ngữ thứ hai.
Cần quan tâm đến năng lực nhận thức, tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ
Các bậc phụ huynh, những người hiểu con nhất là có tầm ảnh hưởng đến con cái một cách sâu sắc nhất nên chú ý quan sát, quan tâm đến khả năng trong việc tiếp thu học ngôn ngữ thứ 2 của trẻ. Nên biết căn cứ vào sở thích, tư duy cũng như năng lực của trẻ để đưa ra quyết định nên cho trẻ học tiếng Anh như thế nào, độ tuổi nào là phù hợp nhất với trẻ.
Với những trẻ được xem là có năng khiếu cho việc học tiếng Anh khi bé có những biểu hiện bên ngoài là thích học ngoại ngữ, có khả năng nhớ từ vựng, tiếp thu cũng như phản xạ nghe hiểu tốt thì nên khuyến khích cho trẻ học ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Khi trẻ còn quá nhỏ, chưa thể tiếp thu dưới dạng học thuật nên trong quá trình quan sát, quan tâm con, thấy bé có những biểu hiện tiếp thu, có hứng thú với ngoại ngữ khi xem các video thì cha mẹ nên cho con tiếp cận ngoại ngữ từ đó. Nhưng giai đoạn này, cha mẹ nên học cùng con, xem cùng con rồi có những lời nói, hành động kích thích sự tiếp thu của trẻ. Cha mẹ cũng nên mua những trò chơi, các đồ vật có hiển thị kèm ngoại ngữ để trẻ có thể vừa chơi, vừa có sự quan sát, nhìn nhận ban đầu.
Còn những đứa trẻ học tiếng Anh theo dạng học thuật thì nên cho trẻ tiếp cận ngôn ngữ thứ 2 sau khi đã có sự học hỏi nhất định từ ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cũng nên biết căn chỉnh việc học ngoại ngữ với các môn văn hóa chính, vì trẻ còn nhỏ, ngoại ngữ chưa phải là môn học bắt buộc và cần học gấp.
Cần có phương pháp học tập cũng như giảng dạy tích cực và hiệu quả cho trẻ
Cần có phương pháp học tập cũng như giảng dạy tích cực và hiệu quả cho trẻ. Trẻ nhỏ học ngôn ngữ thứ 2 với những giai đoạn cũng gần như tiếng mẹ đẻ. Quá trình hấp thu ngôn ngữ của trẻ cũng cần có giai đoạn lắng nghe với cơ chế nghe, hiểu rồi biết nói, sau đó hấp thụ sâu hơn với cơ chế học hỏi và được ứng dụng thực hành nhiều. Việc học ngoại ngữ thứ 2 sau ngôn ngữ mẹ đẻ, chính vì có sự hạn chế là không có phần thuộc về bản năng và thiếu môn trường thực hành nên việc cho trẻ đi học cần có sự định hướng và chọn lựa trường lớp, trung tâm tốt cho trẻ.
Cho trẻ học tiếng Anh từ nhỏ là điều tốt để các em sớm định hình được môi trường học tập nhưng cũng do tuổi còn nhỏ nên việc học tập rất hay bị xao nhãng, thiếu tập trung. Chính vì vậy việc học cần có sự cộng hưởng với việc chơi, học mà chơi, chơi mà học. Cha mẹ kèm cặp con học tiếng Anh nên cho trẻ học kèm cùng những trò vận động, đố vui, những bài hát vui nhộn, có tiết tấu để trẻ có hứng thú học tập cũng như giúp trẻ có thể nhớ lâu, nhớ dai từ vựng.
Có được sự hỗ trợ của cha mẹ là điều vô cùng thuận lợi, cha mẹ cùng con học, học từ vựng dần dần, nói những câu đơn giản, rồi khi được tiếp xúc nhiều hơn thì kỹ năng nghe nói sẽ ổn hơn.
Bên cạnh việc cùng con học ở nhà thì cha mẹ cũng nên lưu tâm đến việc chọn trung tâm phù hợp với con. Nên chọn cho con những trung tâm uy tín, chất lượng với khung đào tạo với nội dung giảng dạy phù hợp với năng lực hiểu cũng như sở thích của con. Đặc biệt nên chọn những trung tâm có người bản ngữ giảng dạy và chú trọng việc ứng dụng thực hành.
Ngoại ngữ là một bộ môn quan trọng và nhiều tiềm năng giúp trẻ phát triển nhất trong diễn trình học tập. Chính vì vậy, các vị phụ huynh nên có sự đầu tư đúng và chuẩn để trẻ có được môi trường học tập và rèn luyện tốt nhất.