HẬU CUNG ĐA SẮC TỘC NHẤT TRONG LỊCH SỬ VIỆT
Hoàng đế Lê Thần Tông, vị Hoàng đế thứ 17 của Nhà Lê.
Ông còn giữ những “kỷ lục” vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nước ta:
– Bậc Đế vương có 2 lần lên ngôi
– 4 người con làm Hoàng đế
– Người có hậu cung đa sắc tộc nhất lịch sử.
Theo Đại Việt sử kí toàn thư miêu tả: “Vua sống mũi cao, mặt rồng, vẻ người thanh tú, thông minh học rộng, rất chuộng văn thơ”
Có lẽ cũng bởi đẹp trai, tài năng và giàu có như vậy mà Hoàng đế Lê Thần Tông đã “chiếm” được trái tim của phụ nữ từ các chủng tộc, văn hóa khác nhau:
– Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (con gái Vương Trịnh Tráng)
– Phi tần thứ hai là người Xiêm (Thái Lan)
– Phi tần thứ ba là người Mường.
– Phi tần thứ tư là người Hán(Trung Quốc)
– Phi tần thứ năm người Ai Lao (Lào)
– Bà phi thứ sáu (người Hà Lan lai Triều Tiên): Bà Orona, Con gái của Phó toàn quyền Hà Lan tại Đài Loan.
Tất nhiên, mục đích của việc này nhằm thực hiện mục tiêu “đối ngoại quốc tế”. Việc kết hôn đa chủng tộc, đa văn hóa nhằm thúc đẩy giao thương quốc tế và chính trị nước Đại Việt phát triển.
Trong cuốn Tường Trình về Đàng Ngoài, Linh mục Alexandre de Rhodes viết: “Chúa Đàng Ngoài cần tàu để tiến đánh chúa Đàng Trong.
Từ việc liên minh có tính quân sự của Đàng Ngoài với người Hà Lan, người Hà Lan đến miền Bắc Việt Nam làm ăn nhiều hơn… liên tục lập những thương điếm ở Phố Hiến, Kẻ Chợ, mở mang nhiều cuộc làm ăn buôn bán với Đàng Ngoài.
Trong bối cảnh như vậy, vua Lê Thần Tông một người rất đẹp trai, sống mũi cao, da trắng, thông minh, học rộng, giỏi văn chương, đã lấy các bà vợ người Mường, người Thái, người Lào, người Hán, thì có thêm một người vợ Hà Lan cũng là dễ hiểu”
Chuyện kể lại rằng, cả 6 bà phi đều rất hòa thuận và yêu thương nhau, thậm chí bỏ tiền xây tượng vua cùng các bà ở Chùa Mật Sơn (Thanh Hóa) với ước nguyện được mãi bên nhau.
Nguồn:
Bảo tàng lịch sử Việt Nam