Trung tâm gia sư Nhật Minh – 0968 974 858
Gia sư dạy kèm lớp 4 giúp học sinh đạt được kết quả cao
Tình trạng học tập của con cái ngày càng yếu kém, anh chị thường nghe được những lời than thở từ giáo viên như “ cháu không lo học, cháu học ngày càng xuống dốc…” Tất cả điều ấy khiến anh chị không khỏi lo lắng. Tuy nhiên những bộn bề lo toan của cuộc sống đời thường khiến phụ huynh không còn nhiều thời gian quan tâm đến con cái. Anh chị cần đến sự giúp đỡ của đội ngũ gia sư lớp 4 tại nhà.
Hiếu học là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa. Vì vậy, dù ở thời kỳ nào thì cha mẹ cũng đều rất quan tâm tới việc học tập của con cái. Xã hội hiện nay, khi sự bộn bề của công việc đã chiếm hết thời gian thì những người làm cha, mẹ mặc dù không thể trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn việc học cho con, cũng vẫn theo sát từng bước học tập của con bằng cách tìm cho con những người gia sư có chất lượng.
Đặc biệt là đối với những học sinh đang ở bậc tiểu học, nhất là giai đoạn học lớp 4 bới đây là thời kỳ học tập quan trọng để giúp trẻ hình thành những kỹ năng trong học tập. Việc tìm gia sư lớp 4 tại Thanh Hóa cho trẻ ở một số môn học chính như: gia sư toán lớp 4, gia sư tiếng việt lớp 4, gia sư tiếng anh lớp 4…sẽ là việc làm cần thiết nếu phụ huynh mong muốn trẻ sớm đạt được những thành công trên con đường học tập.
Gia sư tiểu học là gì?
Gia sư là từ gốc Hán Việt với nguyên nghĩa là thầy dạy tại nhà. Hiện nay, gia sư vẫn được coi là một người thầy, nhưng là người thầy truyền đạt những kiến thức, kèm cặp cho học sinh ngoài giờ học ở trường. Trước đây gia sư được coi là việc làm thêm, nhưng trong nền kinh tế thị trường hiện nay, gia sư đã trở thành một nghề, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Gia sư đã trở thành một dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người học. Phổ biến nhất hiện nay là gia sư cấp 1,2,3.
Gia sư tiểu học là dịch vụ gia sư chuyên dạy kèm cho học sinh đang học ở trình độ cấp 1. Gia sư tiểu học bên cạnh việc truyền dạy những kiến thức thì một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là giúp trẻ hình thành những thói quen, những kỹ năng học tập. Vì vậy yêu cầu đối với gia sư cấp 1 là rất cao. Để trở thành gia sư tiểu học đạt tiêu chuẩn thì không chỉ cần có trình độ kiến thức tốt mà còn cần ở khả năng sư phạm và sự nhiệt tình, kiên nhẫn, yêu nghề và yêu trẻ.
Những người hoạt động trong lĩnh vực gia sư tiểu học?
Những người làm gia sư cấp 1 tại Thanh Hóa rất đa dạng và phong phú. Chiếm số lượng đông đảo là các giáo viên, những người được đào tạo bài bản và xác định việc dạy học là nghề nghiệp chính. Các giáo viên này có thể là những người còn đang công tác trong các nhà trường, thực hiện việc dạy thêm ngoài giờ lên lớp hoặc có thể là các giáo viên đã nghỉ hưu.
Ngoài ra, trở thành gia sư tiểu học còn có thể là những người ở tầng lớp trí thức: như cử nhân mới tốt nghiệp, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, học viên đang học cao học,…chỉ cần họ có trình độ chuyên môn, khả năng truyền đạt tốt và có phẩm chất đạo đức. Mục đích của học khi trở thành một gia sư cấp 1 cũng có thể xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau.
Có người là vì để kiếm tiền trang trải cuộc sống, học tập. Nhưng cũng có người chỉ vì lòng yêu nghề, chỉ vì muốn được giúp đỡ các em học sinh học tập tiến bộ, muốn khẳng định giá trị bản thân, đóng góp cho sự phát triển của xã hội,…
Có cần thiết phải tìm gia sư lớp 4 cho con?
Với trình độ lớp 4, khi mà lượng kiến thức của học sinh còn chưa quá nhiều thì các bậc phụ huynh rất băn khoăn là việc tìm gia sư lớp 4 cho con có thực sự cần thiết hay không, hay là chỉ lãng phí? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải hiểu đúng về nghề gia sư.
Khi thuê dịch vụ gia sư cho trẻ không phải là để nhồi nhét cho trẻ thật nhiều kiến thức mà ở trường các thầy cô chưa dạy hết mà là gia sư sẽ là người hướng dẫn định hướng cho trẻ hiểu rõ, hiểu rộng, hiểu sâu, hiểu một cách sinh động những kiến thức, bài học mà các thầy cô đã dạy trên lớp.
Bởi lẽ, thời gian trên lớp rất hạn chế, các thầy cô không thể giám sát tới từng học sinh, không thể chỉ bảo cặn kẽ cho từng em. Mà lứa tuổi tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng là giai đoạn trẻ mới làm quen với môi trường học tập chính thức, dù đã được rèn luyện nhưng có đôi lúc chưa phân biệt được rõ việc học và việc chơi, vẫn còn thiếu tập trung, dễ bị phân tâm bởi những tác động từ bên ngoài.