PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRIỆU SƠN
ĐỀ CHÍNH THỨC
|
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2023 – 2024
Môn: Tin học 8 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày 23 tháng 3 năm 2024 (Đề có 07 trang, gồm 02 phần) |
PHẦN I: LÝ THUYẾT (4,0 điểm)
Hãy chọn một phương án trả lời đúng.
Câu 1. Dựa trên những tiến bộ về công nghệ, máy tính điện tử có thể chia thành mấy thế hệ?
- 1 thế hệ B. 3 thế hệ
- 5 thế hệ D. 7 thế hệ
Câu 2. Chọn phương án nêu ba đặc điểm của thông tin số:
- Dễ dàng được nhân bản, khó lan truyền, khó xoá bỏ hoàn toàn.
- Dễ dàng được nhân bản, dễ lan truyền, khó xoá bỏ hoàn toàn.
- Khó nhân bản, dễ lan truyền, dễ xoá bỏ hoàn toàn.
- Khó nhân bản, khó lan truyền, dễ xoá bỏ hoàn toàn.
Câu 3. Trong môi trường kĩ thuật số, thông tin được thu thập và lưu trữ như thế nào?
- Tuy thu thập chậm nhưng lưu trữ với dung lượng lớn.
- Thu thập nhanh nhưng chỉ lưu trữ với dung lượng nhỏ.
- Thu thập nhanh và lưu trữ với dung lượng lớn.
- Thu thập chậm và được cân nhắc kĩ trước khi lưu trữ.
Câu 4. Để tìm hiểu về cách sử dụng một chiếc máy ảnh mới, nguồn thông tin nào sau đây cần được tham khảo nhất?
- Hướng dẫn của một người đã từng chụp ảnh.
- Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
- Hướng dẫn của một người giỏi Tin học.
- Câu trả lời trên một số diễn đàn về chụp ảnh.
Câu 5. Chọn phương án SAI?
- Hầu hết thông tin trên Internet là có bản quyền.
- Chỉ sử dụng những sản phẩm số khi có sự cho phép của tác giả hoặc có bản quyền sử dụng.
- Thông tin trên mạng là thông tin được chia sẻ cho tất cả mọi người nên em có thể sử dụng tuỳ ý.
- Đăng và chia sẻ thông tin giả, thông tin cá nhân của người khác, thông tin đe dọa bắt nạt,… gây hậu quả cho người khác và chính mình là các ví dụ về việc sử dụng thông tin vào các mục đích sai trái.
Câu 6. Hãy tưởng tượng em nhìn thấy một bài viết có tiêu đề “Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng trò chơi điện tử giúp cải thiện trí nhớ”. Em chia sẻ bài viết lên mạng xã hội và sau đó nhận ra nó là thông tin giả. Em nên làm gì sau khi nhận ra mình đã chia sẻ thông tin sai lệch?
- Giữ bài đã đăng chỉ để xem có bao nhiêu người yêu thích nó.
- Không làm gì vì mọi người sẽ quên bài viết trong một hoặc hai ngày.
- Tiếp tục chia sẻ các bài tương tự để làm cho thông tin giống như sự thật.
- Xoá bài mà em đã chia sẻ và viết lời giải thích cho việc chia sẻ đó.
Câu 7. Ba cấu trúc điều khiển cơ bản để mô tả thuật toán là gì?
- Tuần tự, rẽ nhánh và lặp. B. Tuần tự, rẽ nhánh và gán.
- Rẽ nhánh, lặp và gán. D. Tuần tự, lặp và gán.
Câu 8. Chọn câu trả lời đúng nhất trả lời câu hỏi: Biểu thức là sự kết hợp của?
- Biến, hằng và các phép toán.
- Biến, các phép toán.
- Biến, hằng, dấu ngoặc, các phép toán và các hàm.
- Dấu ngoặc, phép toán và các hàm.
Câu 9. Chọn phát biểu đúng nhất về hoạt động gỡ lỗi:
- Gỡ lỗi là phát hiện và loại bỏ lỗi. Trong lập trình, không nhất thiết phải gỡ lỗi.
- Gỡ lỗi là chạy thử chương trình để phát hiện lỗi. Trong lập trình, không nhất thiết phải gỡ lỗi.
- Gỡ lỗi là chạy thử chương trình để phát hiện lỗi. Gỡ lỗi là một phần quan trọng của lập trình.
- Gỡ lỗi là phát hiện và loại bỏ lỗi. Gỡ lỗi là một phần quan trọng của lập trình.
Câu 10. Khi chạy thử chương trình, em có thể phát hiện lỗi cú pháp khi?
- Chương trình không hoạt động.
- Chương trình hoạt động theo sự điều khiển của các lệnh.
- Chương trình vẫn hoạt động nhưng đưa ra kết quả sai.
- Chương trình hoạt động nhưng đưa ra kết quả lúc đúng, lúc sai.
Câu 11. Chọn phát biểu sai:
- Lỗi cú pháp là lỗi viết câu lệnh sai quy tắc, làm cho chương trình không hoạt động.
- Chương trình hoạt động khi chạy thử. Em khẳng định chương trình của mình là đúng.
- Lỗi logic là lỗi câu lệnh, tuy được viết đúng quy tắc nhưng thực hiện sai so với kịch bản.
- Chương trình hoạt động khi chạy thử. Em khẳng định chương trình của mình không có lỗi cú pháp.
Câu 12. Thứ tự các bước giải bài toán trên máy tính?
- Xác định bài toán àViết chương trình à Mô tả thuật toán.
- Xác định bài toán àMô tả thuật toán à Viết chương trình.
- Mô tả thuật toán àXác định bài toán àViết chương trình.
- Viết chương trình àXác định bài toán àMô tả thuật toán.
Câu 13. Các kiểu dữ liệu của hằng là?
- Kiểu số.
- Kiểu xâu kí tự.
- Kiểu logic.
- Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 14. Cho sơ đồ thuật toán sau:
Hãy cho biết thuật toán giải quyết nhiệm vụ gì?
- Tính tổng các số từ 1 đến n.
- Tính tổng 1 + n.
- Tính trung bình cộng các số từ 1 đến n.
- Tính tổng các số chẵn từ 1 đến n.
Câu 15. Cho sơ đồ thuật toán như hình sau:
Hãy cho biết thuật toán giải quyết nhiệm vụ gì?
- A. Kiểm tra nếu n < 0 thì in ra n.
- Kiểm tra nếu n > 0 thì in ra n.
- Kiểm tra nếu n < 0 thì in ra -n.
- Tính giá trị tuyệt đối của n.
Câu 16. Các linh kiện điện tử trong các hình dưới đây là thành phần điện tử chính của máy tính điện tử ở các thế hệ.
(1) Bóng bán dẫn (2) Đèn điện tử chân không
(3) Mạch tích hợp cỡ rất lớn (VLSI) (4) Mạch tích hợp (IC)
(5) Mạch tích hợp cỡ siêu lớn (ULSI)
Hãy sắp xếp các linh kiện điện tử trên theo thứ tự xuất hiện trong các thế hệ máy tính từ thế hệ nhỏ đến thế hệ lớn.
- (1)→(2)→(3)→(4)→(5) B. (4)→(3)→(2)→(1)→(5)
- (2)→(1)→(4)→(3)→(5) D. (3)→(4)→(2)→(5)→(1)
PHẦN II: THỰC HÀNH (16,0 điểm)
Tổng quan bài thi:
Bài | Tên bài | File chương trình | File dữ liệu vào | File kết quả |
Bài 1 | TÍNH TIỀN TAXI | BAI1.* | BAI1.INP | BAI1.OUT |
Bài 2 | ĐẾM SỐ NGUYÊN TỐ | BAI2.* | BAI2.INP | BAI2.OUT |
Bài 3 | ĐẾM SỐ HOÀN HẢO | BAI3.* | BAI3.INP | BAI3.OUT |
Bài 4 | BIẾN ĐỔI DÃY | BAI4.* | BAI4.INP | BAI4.OUT |
Dữ liệu vào là đúng đắn, không cần phải kiểm tra. Trong các file dữ liệu vào/ra, nếu dữ liệu trên cùng một dòng thì được cách nhau bởi ít nhất 1 dấu cách. Dấu (*) trong tên file chương trình biểu thị đuôi file tùy thuộc vào ngôn ngữ lập trình sử dụng.
Bài 1. (6,0 điểm) TÍNH TIỀN TAXI
Hôm nay, gia đình của Việt thuê một chiếc taxi để đến tham gia Lễ hội
đền Nưa – Am Tiên. Trên đường đi, bố của Việt nhìn thấy bảng giá cước taxi dán trên xe như sau:
BẢNG GIÁ CƯỚC
Giá mở cửa
(Km đầu tiên) |
Từ km thứ 2
đến km thứ 30 |
Từ km 31
đến km 60 |
Từ km 61 trở đi |
10.000đ/km | 13.900đ/km | 11.600đ/km | 10.300đ/km |
Phí thời gian chờ: 5 phút đầu miễn phí, từ phút thứ 6 là 3000đ/4 phút. |
Bố liền đố Việt bài toán: Cho biết số kilômét từ nhà đến địa điểm tham gia lễ hội, hãy tính xem số tiền phải trả có khớp với số tiền trên đồng hồ của bác tài xế taxi khi kết thúc chuyến đi hay không. Tuy nhiên, do Việt không quen với việc tính toán khi ở trên xe nên bạn ấy đã gọi điện nhờ bạn giúp đỡ. Bạn hãy lập trình tính tiền taxi giúp Việt nhé.
Dữ liệu: Vào từ tệp văn bản BAI1.INP gồm một dòng chứa hai số nguyên dương x, y lần lượt là số kilômét sẽ đi và thời gian chờ (x ≤ 1000, y ≤ 120).
Kết quả: Ghi ra tệp văn bản BAI1.OUT số tiền mà gia đình Việt phải trả cho bác tài xế.
Ví dụ:
BAI1.INP | BAI1.OUT | Giải thích |
25 0 | 343600 | Gia đình Việt đi quãng đường là 25km và 0 phút chờ.
Cách tính tiền như sau: = 10000 + (25-1)*13900 =343600 |
Bài 2. (4,0 điểm) ĐẾM SỐ NGUYÊN TỐ
Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có 2 ước là 1 và chính nó. Cho dãy n số nguyên dương a1, a2,…, an , em hãy đếm xem trong dãy có bao nhiêu số nguyên tố đôi một khác nhau.
Dữ liệu: Nhập vào từ tệp văn bản BAI2.INP gồm 2 dòng:
– Dòng thứ nhất chứa số tự nhiên n (1 ≤ n ≤ 106).
– Dòng tiếp theo chứa n số nguyên dương ai (0 < ai ≤ 107, 1 ≤ i ≤ n ).
Kết quả: Ghi ra tệp văn bản BAI2.OUT một số nguyên là số lượng số nguyên tố khác nhau đôi một trong dãy.
Ví dụ:
BAI2.INP | BAI2.OUT |
5
1 3 25 19 8 |
2 |
6
2 1 3 6 5 3 |
3 |
Ràng buộc:
– Có 60% số test tương ứng với 60% số điểm có n ≤ 104 và các số ai phân biệt;
– Có 40% số test tương ứng với 40% số điểm có 104 < n ≤106
Bài 3. (4,0 điểm) ĐẾM SỐ HOÀN HẢO
Cho số nguyên dương n và dãy số nguyên dương . Đếm số lượng số hoàn hảo có trong dãy số trên. Số hoàn hảo là một số nguyên dương mà tổng các ước nguyên dương thực sự của nó bằng chính nó.
Ví dụ: 6 là số hoàn hảo vì có các ước số (không bao gồm 6) là 1, 2, 3 và 1 + 2 + 3 = 6; 28 là số hoàn hảo vì có các ước số (không bao gồm 28) là 1, 2, 4, 7, 14 và 1 + 2 + 4 + 7 + 14 =28.
Dữ liệu: Vào từ tệp văn bản BAI3.INP gồm 2 dòng:
- Dòng đầu tiên chứa số nguyên dương
- Dòng thứ hai chứa n số nguyên dương .
Kết quả: Ghi ra tệp văn bản BAI3.OUT một số nguyên duy nhất là số lượng số hoàn hảo có trong dãy số trên.
Ví dụ:
BAI3.INP | BAI3.OUT |
4
4 6 28 567 |
2 |
Ràng buộc:
– 40% test có n <= 103 và ai ≤ 103
– 30% test có n <= 103 và ai ≤ 109
– 30% test có n ≤ 105 và ai ≤ 1018
Bài 4. (2,0 điểm) BIẾN ĐỔI DÃY
Cho một dãy số nguyên A gồm N phần tử. Ta có thể thực hiện thao tác sau: Chọn một phần tử trong dãy và tăng giá trị phần tử đó thêm X. Hãy cho biết số thao tác tối thiểu cần thực hiện để tất cả các phần tử trong dãy bằng nhau.
Dữ liệu: Nhập vào từ tệp văn bản BAI4.INP gồm hai dòng:
– Dòng đầu tiên ghi hai số nguyên N, X (1≤ N ≤100, 1≤ X ≤1000) tương ứng là số phần tử của dãy A và giá trị tăng thêm trong một thao tác.
– Dòng tiếp theo là dãy A gồm N số nguyên a1, a2,…, aN (1≤ ai ≤1000).
Kết quả: Ghi ra tệp văn bản BAI4.OUT số thao tác tối thiểu cần thực hiện để tất cả các phần tử trong dãy bằng nhau. Nếu không có cách biến đổi thì in ra -1.
Ví dụ:
BAI4.INP | BAI4.OUT | Giải thích |
5 2
5 1 3 3 5 |
4 | Ta thực hiện thao tác đối với các phần tử thứ 2, 3, 4. Dãy số cuối cùng là 5 5 5 5 5. |
2 100
1 10 |
-1 | Không có cách biến đổi. |
—————- Hết —————
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.