Dạy con làm khó hơn hay một mình làm hết hộ con khó hơn? Thực ra dạy con làm thì khó, mà làm hết hộ con thì khổ. Không cẩn thận là chúng ta khổ tới già luôn.
Có những người mắt mờ chân chậm rồi vẫn không được sống những ngày bình yên, thậm trí ra đi vẫn không thể nhắm mắt được bởi con cái tranh giành tài sản.
Bởi vì từ thuở lọt lòng chúng đã quen ăn sẵn rồi, quen với việc được hưởng quyền lợi nhưng lại không có trách nhiệm và nghĩa vụ với gia đình mình và cha mẹ mình. Các vụ lên báo đau lòng đọc cả ngày không hết. Con gái hoá vàng nhà mẹ, con trai tiễn cả anh em con cháu ruột vào dĩ vãng
Thế nên cái nôi giáo dục gia đình đóng vai trò rất là quan trọng trong việc hình thành nhân cách của một con người
Để có thể nuôi dạy nên những người con có nhân cách tốt thì trước hết ba mẹ phải là người có nhân cách tốt trước đã. Dạy con rất cần tình yêu thương nhưng mà cũng rất cần sự nghiêm khắc kỉ luật .
Mà để rèn luyệnc ho con cái tính kỉ luật thì ba mẹ phải là người có kỉ luật tự thân tốt. Vừa cho con được sự yêu thương vừa cho con được trải nghiệm rèn luyện, trái tim luôn ấm áp nhưng mà chân tay phải lao động, trán phải thì phải đổ mồ hôi thì con mới có được sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tình thần được
Chứ không phải là yêu thương con là làm hết việc thay con, nâmg như nâng trứng hứng như hứng hoa, con bẩn một tí cũng không được, ngay đến việc đổ mồ hôi một tí cũng không cho, bao bọc quá mức khiến cho đứa trẻ trở nên yếu đuối , nhút nhát , không có chứng kiến, luôn núp sau lưng bố mẹ, rồi sau này lớn lên chính chúng cũng không biết được sự có mặt của mình ở trên cõi đời này có ý nghĩa gì nữa? Không biết là mình thích gì ? Mình muốn gì? Cái điều này thật sự rất là nguy hiểm
Nhưng chúng ta đừng nhầm lẫn đừng đánh tráo khái niệm , Yêu thương không có nghĩa là nuông chiều mà nghiêm khắc kỉ luật cũng không có nghĩa là ta phải đánh mắng con. Mà ta vẫn yêu thưpng vẫn nghiêm khắc không cần phải đánh đập mà trẻ rất là phục , vẫn rất là ngoan và tự lâp. Điều đó đó mới khố
Dạy con để con càng lớn càng không cần tới trợ giúp của mình nữa mà vẫn vững vàng mạnh mẽ kiên cường độc lập ấy mới là tinh thần của giáo dục các bạn ạ
Chứ mà dạy con để con nghe lời răm rắp không cải cha mẹ nửa lời nhưng mà lớn đầu rồi vẫn bám chặt cha mẹ không rời, không dám ra xã hội, không dám va vấp, không dám tự mình quyết định, việc gì cũng alo bố mẹ đứng ra thu xếp giải quyết thì đó là một sự thất bại , chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận cái điều đó
Bản năng làm cha mẹ thì luôn có sẵn trong mỗi chúng ta nhưng mà xã hội thì liên tục thay đổi. Con người vừa phải học cách thay đổi thích nghi với môt trường, vừa phải biến đổi để thích nghi với chính cái vai trò và vị thế của bản thân mình ở trong gia đình và xã hội.
Thời nay nó khác thời xưa rồi, Bời vậy cái phương pháp giáo dục con cái cũng cần phải có sự điều chỉnh cho nó phù hợp. Thời xưa ấy, người người nhà nhà làm nông nghiệp thì nhà nào cũng đông con. Việc đồng áng bận tối mắt tối mũi , con cái lớn một chút là theo bố mẹ anh chị ra đồng để làm việc rồi
Đầu tiên cũng chỉ là quan sát ông bà bố mẹ làm thôi, sau đó rồi cũng làm thử rồi dần dần cũng quen, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình
Thời nay thì cái nghề vô cùng phong phú , không mấy gia đình còn làm nông nghiệp nữa. Ban ngày thì bố mẹ đi làm con cái ở nhà loanh quanh với bốn bức tường, ti vi máy tính điện thoại , chân tay nhàn dỗi , mùa hè thì ngồi trong phòng điều hoà mát lạnh, mồ hôi còn chẳng được đổ ra , nếu mà có phải làm thì cũng chỉ làm công việc đơn giản , như là quét nhà nấu cơm, rửa bát. Có khi làm việc nhà cũng không được nữa bởi bố mẹ có tạo cơ hội cho để mà làm đâu
Người lớn đang càng ngày càng mất dần sự kiên nhẫn với con nhỏ , Bời thiếu kiên nhẫn với con thế nên không ít ông bà cha mẹ làm hết cho con luôn. Còn hơn là đi dọn dẹp cái bãi chiến trường do sự lóng ngóng của con gây ra . Và kết quả là đứa trẻ bị tước đi cái quyền được học hỏi, quyền được rèn luyện, quyền được phạm sai lầm,
Chúng ta ai rồi cũng vậy thôi, ví dụ như mình chẳng hạn, để mà nấu được một cơm ngon, ngày xưa thì toàn nấu cơm bằng bếp rơm bếp củi, để nấu cơm thì không biết nhiêu lần ăn cơm sống cơm khê rồi,
Để có stheer dùng dao thành thục ấy thì không biết bao nhiêu vết sẹo vẫn còn trên tay . Để có thể nêm nếm gia vị vừa miệng thì đã không biết bao nhieu lần bốc muối thay đường, để có thể rửa bát mà không vỡ thì cũng đã làm vỡ biết bao nhiêu cái bát rồi ?
Chúng ta ai cũng đi từ không biết , lóng ngóng học hỏi , phạm sai lầm, rút kinh nghiệm, rồi dần dần mới trở nên thành thạo đươc
Mỗi sai lầm nhỏ thời thơ ấu sẽ tránh được cái sai lầm lớn thời kì trưởng thành, vì sợ con đứt tay mà cấm con dùng dao, vì sợ con vấy bẩn một bộ quần áo đẹp mà không cho con vào bếp. Thấy con quét cái nhà mãi không xong giằng luôn cái chổi quét luôn cho nhanh, thấy con xúc ăn vương vãi thì xúc luôn cho con cho xong. Làm vậy tưởng là tốt nhưng ta đanng cướp đi cái quyền va vấp của con, quyền trưởng thành của con. Nên chúng ta phải là những bậc cha mẹ tỉnh thức