Cha mẹ là những người tạo nên một con người với ý nghĩa đơn thuần nhất cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cha mẹ ảnh hưởng đến con cái ra sao? Có phải bố mẹ thế nào con thế ấy không?
Người ta vẫn thường nói gia đình là cái nôi của xã hội. Gia đình – với đại diện to lớn nhất là các vị phụ huynh, những người làm cha, làm mẹ là nhân tố quan trọng hình thành nên con người, một con người với ý nghĩa đơn thuần nhất cả về thể xác, lẫn tâm hồn.
Người ta vẫn thường nói gia đình là cái nôi của xã hội. Gia đình – với đại diện to lớn nhất là các vị phụ huynh, những người làm cha, làm mẹ là nhân tố quan trọng hình thành nên con người, một con người với ý nghĩa đơn thuần nhất cả về thể xác, lẫn tâm hồn.
Cha mẹ là những người ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với tâm lý con cái
Gia đình là nền tảng của xã hội và cũng là cái nôi của mỗi con người. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều như những tờ giấy trắng, thuở sơ sinh con trẻ có những biểu hiện bên ngoài như ngoan ngoãn, dễ ăn dễ ngủ hay quấy khóc, dễ mè nheo nhưng đó chưa thể nói là tính cách thật sự của trẻ. Tính cách của trẻ hay nói rộng ra là của mỗi con người cũng không bao giờ có sự định hình ngay từ mới sinh ra mà phải có sự tiếp xúc và chịu ảnh hưởng từ những tác nhân xung quanh.
Hơn thế nữa, sự hình thành tính cách ở trẻ còn có sự thay đổi theo môi trường, hoàn cảnh tại mỗi thời kỳ của cuộc sống. Nhưng tựu chung lại qua sự tiếp xúc đầu tiên với gia đình, với những người làm cha, làm mẹ, tính cách con trẻ được hình thành dần dần. Cha mẹ là người có ảnh hưởng đầu tiên và cũng là sâu sắc nhất đối với tâm lý, tính cách trẻ nhỏ. Không chỉ là những năm tháng đầu đời mà còn suốt cả quá trình phát triển để trưởng thành và hoàn thiện.
Khi trẻ nhỏ được sinh ra đời, thế giới của trẻ thực sự chỉ thu nhỏ trong phạm vi gia đình, có người cha, người mẹ. Từ thuở sơ sinh, trẻ được nuôi dưỡng trong tổ ấm mang tên gia đình, đến một độ tuổi nhất định nào đó mới tự lập được và hòa nhập cùng xã hội chung.
Người bố người mẹ có ảnh hưởng đến con cái chăng? Một gia đình hạnh phúc, với những người cha, người mẹ có tính cách ôn hòa hay nói cách khác là họ đã xây dựng được cho con mình một gia đình tràn ngập tình yêu thương. Những đứa trẻ được sống trong môi trường an toàn, an lành cả về thể chất lẫn tinh thần ấy thì tư duy của trẻ dễ dàng có những nếp suy nghĩ lành mạnh. Trẻ có được tâm lý ổn định, sự tự tin để giao tiếp, học hỏi và khám phá nhiều hơn.
Một gia đình mà cha mẹ luôn có xung đột, bạo lực, xúc phạm lẫn nhau sẽ khiến tâm hồn trẻ bị tổn thương. Cha mẹ, cũng là vợ chồng, những người thân thiết với nhau nhưng không cho nhau cảm giác yêu thương thì cũng không thể lan tỏa yêu thương đến với con cái. Tính cách của mẹ ảnh hưởng đến con cũng như ảnh hưởng của bố đến con cái vậy.
Trong giai đoạn đầu đời, nhất là lứa tuổi từ 1 đến 12, trẻ rất có sự tò mò về ý nghĩa cuộc sống, sinh ra và sống như thế nào, cuộc đời có ý nghĩa như thế nào? Khi con trẻ không cảm nhận được sự an toàn, ấm áp từ những người thân yêu, đáng tin cẩn nhất, bên cạnh là hạnh phúc, tình yêu thương không đủ sẽ khiến cho trẻ dễ bị tự ti. Trẻ mất đi cảm giác an toàn, trẻ sẽ mang trong mình cảm giác sợ hãi, mất đi sự năng động, sống thu mình lại.
Ảnh hưởng của gia đình đến nhân cách trẻ: Cha mẹ có tính cách không tốt sẽ ảnh hưởng đến trẻ với tính cách xấu như ích kỷ hay không biết nghĩ cho người khác. Cha mẹ ly hôn sẽ khiến cho trẻ bị hụt hẫng về mặt tâm lý, dễ bằng lòng với cuộc sống vì đơn giản chỉ cần có một gia đình bình thường, có đầy đủ tình yêu thương là đủ. Khi trẻ lớn lên cũng sẽ sợ bị đổ vỡ hạnh phúc, sợ con cái sẽ phải chịu hoàn cảnh giống mình. Hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, tính cách của trẻ: không có điều kiện vật chất tốt để học tập, vui chơi sẽ khiến cho trẻ thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa,, biết toan tính sớm, tư tưởng thiếu thoải mái….
Hành động, thái độ của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến trí nghĩ của con trẻ
Con người sinh ra và phát triển chịu tác động mạnh mẽ của cơ chế học hỏi. Trẻ nhỏ cũng vậy, bắt chước là một trong những bản năng của trẻ. Để biết được điều này điều kia, trẻ sẽ có sự quan sát, tò mò và hỏi han. Trẻ cảm nhận thế giới xung quanh qua các giác quan và những cảm giác đến với trẻ một cách tự nhiên. Trẻ thường nhìn nhận, quan sát và hành động lại, vì trẻ thấy người khác cũng làm việc đó, thấy việc đó là tất nhiên. Chính bởi vậy, các bậc làm cha làm mẹ ơi! Chưa cần chúng ta phải dạy, phải hướng dẫn tận tình cho con trẻ, trước hết chúng ta hãy tạo nên một môi trường lành mạnh cho trẻ bắt chước và học hỏi. Khi trẻ muốn tìm hiểu và khai phá xung quanh, hãy cho trẻ thấy rằng thế giới xung quanh rất đẹp và đáng sống, đáng tận hưởng. Trẻ không chỉ bắt chước về hành động mà cả thái độ, tình cảm, suy nghĩ, tư tưởng của cha mẹ cũng dễ thấm dần vào trí nghĩ của con trẻ.
Các bậc phụ huynh sẽ dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống hiện thực. Người cha, người mẹ có kiến thức đến đâu sẽ có lý giải cho trẻ đến đó. Hiệu quả giáo dục tùy thuộc vào trình độ văn hóa của người cha, người mẹ nhưng không nên gượng ép mà nên để tự nhiên nhất. Từ những biểu hiện đầu tiên như vậy, tính cách của trẻ được dần hình thành. Và theo nếp sống, nếp nghĩ như vậy dần hình thành nên nhân cách của trẻ.
Yêu thương là cho con một cuộc sống đầy đủ vật chất?
Cha mẹ nghĩ rằng: Chỉ cần cho con một cuộc sống đầy đủ vật chất hoặc bao bọc con bằng vỏ bọc của gia đình đến mức mất tự do là tốt cho con, thì sự phản biệt lại chỉ có một điều duy nhất đó là “sự sai lầm tai hại”. Vật chất mà thiếu đi tình yêu thương thì sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong chính cuộc sống của trẻ. Tư tưởng bị khuyết, cuộc sống tưởng chừng luôn ở trong thế chủ động nhưng thực chất lại thụ động trong sự phát triển của bản thân trẻ. Con trẻ sẽ có những suy nghĩ thiên về vật chất, nghĩ chuyện gì cũng dễ dàng được giải quyết bằng tiền, vật chất. Cha mẹ bao bọc con cái quá mức cần thiết sẽ khiến cho con cái khó trưởng thành, thiếu chính kiến, lập trường, phụ thuộc vào bố mẹ, ra ngoài xã hội vấp ngã lại khó tự mình giải quyết, dễ thất bại và cũng dễ nản lòng.
Cha mẹ hãy là những người bạn của con mình
Một gia đình kiểu mẫu là một gia đình bình đẳng và nhân quyền. Cha mẹ làm gương cho con cái, luôn biết tạo nên không khí gia đình ôn hòa. Mọi thành viên trong gia đình tôn trọng nhau, bình đẳng nêu lên quan điểm, ý kiến, không ngại bị phê phán, không ngại sự thay đổi để có thể hoàn thiện mình hơn. Cha mẹ nên quan tâm nhiều đến trẻ, hiểu trẻ thích gì và mong muốn gì, biết nắm bắt tâm lý của trẻ để đưa ra định hướng đúng đắn cho trẻ phát triển. Cha mẹ hãy luôn biết tin tưởng và tôn trọng con, ủng hộ con, luôn nghĩ đến cảm xúc của con, lắng nghe tâm tư của con, không nên gây áp lực cho trẻ. Trẻ được sống trong môi trường tốt, cha mẹ ảnh hưởng con cái tốt, ắt sẽ hình thành nhân cách tốt, trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội.