Các bài toán tư duy lớp 2 có gì khác biệt hơn so với toán tư duy lớp 1? Các bài tập đó có tác dụng như thế nào và cấu trúc ra sao? Mời quý vị quan tâm cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Trung Tâm Gia Sư Nhật Minh để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Các bài toán tư duy về phép tính lớp 2
Bài tập về phép tính là dạng toán cơ bản cho bé lớp 2 học toán tư duy
Phương pháp học dạy bé các bài toán về phép tính có hiệu quả rất tốt. Các bài toán về phép tính đòi hỏi bé cần phải hiểu, tập trung cao, suy nghĩ, tư duy và đưa ra kết quả chính xác nhất.
Phương pháp để học các bài toán về phép tính cũng khá dễ để truyền đạt và dạy trẻ. Một số phương pháp giải phụ huynh có thể tham khảo.
-
Đối với các phép tính
Các phép toán lớp 2 mà bé sẽ được học là phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 và phép nhân, chia với các số 2, 3, 4, 5. Vì thế, với các dạng bài cộng trừ, cha mẹ cho bé rèn thành thạo các phép cộng có tổng từ 11 đến 18 và phép trừ trong phạm vi 20. Đây là khoảng phạm vi cơ sở để trẻ có thể tự tư duy thực hiện được các phép cộng, trừ trong phạm vi 100. Còn đối với các dạng bài nhân, chia cha mẹ nên cho bé học và thuộc bảng cửu chương 2, 3, 4, 5 và hiểu được bản chất của phép nhân (tổng của nhiều số giống nhau), chia.
-
Đối với những bài toán
Dạy trẻ đọc, hiểu và phân tích xem đề bài yêu cầu gì. Các bậc cha mẹ hướng dẫn các bé nhớ được các dữ liệu của đề bài, nắm được đề bài mới có thể phân tích loại bỏ những chi tiết không cần thiết của đề. Sau đó hướng dẫn bé lựa chọn phép tính phù hợp để đưa ra được kết quả đúng và hướng dẫn cách trình bày rõ ràng, ngắn gọn. Các bậc phụ huynh nên để còn tính ra kết quả, không nên tìm ra kết quả đúng và nói cho bé. Cuối cùng, cha mẹ dạy trẻ cách kiểm tra lại đáp số và bài đã làm để rèn cho trẻ tính cẩn thận và chính xác. Điều này sẽ giúp bé dần dần tạo thói quen, tránh được những sai sót.
Một số dạng bài toán về phép tính có thể tham khảo:
-
Dạng phép tính cộng, trừ, nhân chia: Tìm số tiếp theo:
a) 1, 3, 5, 7, 9, …..
b) 1, 4, 7, 10, 13, …..
-
Dạng bài toán: 5 năm trước, tổng số tuổi của An, Bình, Cường là 29 tuổi. Tính tổng số tuổi của ba người trên hiện nay.
Tham khảo thêm:
2. Rèn luyện toán tư duy logic qua các bài toán đố vui
Thường xuyên giải toán đó vui giuos trẻ rèn luyện thói quen suy luận logic
Các bài toán đố vui là một trong các bài toán tư duy logic lớp 2 giúp trẻ có thể rèn luyện được tối đa khả năng tư duy. Bằng các bài toán đố, toán mẹo hay, thú vị, các bài toán đố vui sẽ đòi hỏi khả năng tư duy nhanh nhạy của bé. Đặc biệt, các bài toán đố vui cũng giúp bé bớt căng thẳng, thoải mái, suy nghĩ, bày tỏ tính sáng tạo của mình.
Phương pháp để giải những bài toán đố vui sẽ phụ thuộc vào mức độ khó, dễ khác nhau. Các bé sẽ vận dụng các kỹ năng đọc, hiểu, suy nghĩ và đưa ra được kết quả cuối cùng.
Một số bài toán đố vui lớp 2 phụ huynh có thể tham khảo:
-
Một cây gậy có 2 đầu. Vậy:
a) 2 cây gậy có…. đầu?
b) 1/2 cây gậy có… đầu?
-
Hãy điền số vào biểu thức: …+…+… = 30
Biết:
-
Cho số : 1, 3, 5, 7
-
Chỉ sử dụng các số có trong đề bài
-
“…” được điền là các số nguyên có thể có nhiều chữ số
-
Các chữ số có thể sử dụng tối đa 2 lần
3. Các bài tập nhận biết hình dáng, màu sắc cho học sinh lớp 2
Bài tập về nhận biết hình dáng, màu sắc cũng là một trong những bài duy trẻ phát huy tốt khả năng tư duy của não bộ. Nhìn vào một hình hay vật bất kỳ nào đó, bé có thể đoán được vật hình gì, có bao nhiêu hình. Đặc biệt những bài tập về màu sắc không chỉ giúp các bạn tư duy tốt trong toán học mà còn tốt cho cả khi bé học tiếng Anh.
Phương pháp để dạy cũng như giúp bé làm được dạng bài tập này là cho bé tiếp xúc với nhiều thứ, bất kể lúc nào, khi ăn, khi chơi…để bé có thể chủ động suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng và đưa ra kết quả chính xác.
Một số bài toán nhận biết hình dáng, màu sắc:
-
Điền vào chỗ “…”
-
Có … hình tam giác
-
Có … hình tứ giác
-
Điền vào chỗ “…”
a/ Có …. hình tam giác?
A.7 B.6 C.5 D.4
b/ Có …. hình chữ nhật?
A.2 B.3 C.4 D.6
4. Dạng bài tìm quy luật phát triển toán tư duy cho học sinh lớp 2
Các dạng bài toán tìm quy luật thường là các bài toán tìm quy luật của dãy số. Những bài toán này đặc biệt giúp tư duy của trẻ phát triển nhạy bén và hiệu quả cao.
Muốn giải được các bài toán của dạng bài toán tìm quy luật này, các bé cần phải nắm được quy luật của các dãy số như: dãy số tự nhiên; dãy số chẵn, lẻ; dãy số chia hết hoặc không chia hết cho một số tự nhiên nào đó; dãy có tổng (hiệu) giữa hai số liên tiếp là một dãy số.
Một số bài toán tham khảo ở dạng bài tìm quy luật:
-
Điền thêm 3 số hạng vào dãy số sau:
1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34……
-
Viết tiếp 3 số hạng vào dãy số sau: 1, 3, 4, 8, 15, 27
Một số phương pháp học bằng các bài toán giúp trẻ phát triển tư duy tốt khi học ở nhà ngoài giờ trên lớp cũng là một trong những phương pháp được các bậc phụ huynh lựa chọn cho con em mình. Thế nhưng, cho bé lớp 2 học toán tư duy logic ở nhà có thể sẽ không đúng phương pháp, vừa tốn thời gian của các bé và bố mẹ mà lại không có hiệu quả. Bố mẹ nên đưa con đến học tại các trung tâm uy tín để con được tiếp cận những phương pháp học tiên tiến, tối ưu nhất, không nên học online không có thầy cô hướng dẫn.
Chương trình học của UCMAS chính là một trong số những địa chỉ uy tín về phát triển tư duy mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Hệ thống các trung tâm UCMAS của UCMAS Việt Nam được phép giảng dạy chương trình độc quyền tại Việt Nam ” Bàn tính và số học trí tuệ” giúp bé phát triển trí não toàn diện đang là điểm học tin cậy theo đánh giá của nhiều phụ huynh và chuyên gia. Vì đây là phương pháp khá hiệu quả cho việc rèn luyện não bộ. Thực tế, não bộ tập trung, khỏe mạnh sẽ là gốc rễ của việc thành công trong học tập tất cả các môn.
Clip giới thiệu về UCMAS
Chương trình Bàn tính và Số học trí tuệ có nguồn gốc từ Malaysia, được học thông qua công cụ bàn tính gảy và các phép tính toán số học. Sau một thời gian luyện tập não bộ cùng UCMAS, cha mẹ có thể thấy rõ ràng sự cải thiện trong tốc độ tính toán và tư duy của trẻ. Lúc này khả năng học tư duy không chỉ giúp trẻ học tốt mỗi môn toán mà đồng thời sẽ đồng đều hơn ở mọi môn học. Đặc biệt, trẻ thích học và không còn cảm thấy sợ hãi hay mất tập trung mỗi khi tới lớp hoặc gặp những bài khó, những vấn đề hóc búa nữa. Chính vì thế, phụ huynh sẽ thấy ngay ở con mình sự tự tin, nhạy bén trong quan sát và suy nghĩ, vượt trội hơn hẳn trẻ chỉ theo học những phương pháp học tư duy tại gia.
Các bậc phụ huynh quan tâm và muốn tìm hiểu chi tiết hơn về chương trình Bàn tính và Số học trí tuệ UCMAS cũng như các bài toán tư duy lớp 2 tại UCMAS Việt Nam xin vui lòng gọi đến số 0968.974.858 hoặc truy cập website https://giasunhatminh.vn/ để biết thêm thông tin.
Các dạng toán nâng cao lớp 2 giúp bé phát triển tư duy
Chương trình toán lớp 2 bao gồm phép tính cộng trừ có nhớ, phép nhân chia, phân số, cách phân biệt các hình khối, tính chu vi… Nắm vững những kiến thức này, các bạn nhỏ đã có thể làm tốt bài tập trên lớp và có thể ứng dụng được vào tình huống cụ thể trong đời sống.
Tuy nhiên để phát triển trí tuệ, khả năng sáng tạo của các bạn nhỏ thì học thêm các kiến thức rộng hơn, khó hơn là điều cần thiết. Học sinh có tham khảo các dạng toán nâng cao lớp 2 dưới đây để luyện tư duy logic.
Những lưu ý khi tiếp cận với các dạng toán nâng cao lớp 2
Trước khi làm quen với các dạng toán nâng cao lớp 2, học sinh nên nắm chắc các dạng toán cơ bản trước. Phương pháp học toán phù hợp cho các bạn lớp 2 vẫn nên theo các bước sau:
– Đọc hiểu sách giáo khoa toán lớp 2
– Hoàn thành các bài tập tại lớp
– Ôn tập các dạng toán cơ bản ở nhà
Khi đã thành thạo kiến thức cơ bản, có thể giải toán cơ bản nhanh chóng, chính xác, bé có thể tiếp cận với các dạng toán nâng cao lớp 2.
Phụ huynh nên lưu ý, không nên ép con làm các dạng toán nâng cao lớp 2 khi con chưa hiểu toán cơ bản, bị hổng kiến thức ở một phần nào đó. Hãy xem toán nâng cao như một cách giúp con khám phá những điều thú vị, vui học ngoài giờ lên lớp.
Các dạng toán nâng cao lớp 2
Dạng toán nâng cao 1: So sánh và thay thế
So sánh và thay thế là dạng toán thực tế, có thể giúp học sinh hiểu rõ hơn về số đếm, khối lượng – những nội dung cơ bản nằm trong chương trình toán 2. Ví dụ quen thuộc nhất về bài toán so sánh là ước lượng cân nặng của 2 vật cầm trên tay. Các bài toán dạng này thường yêu cầu học sinh tìm ra cách để hai bên của một chiếc cân thăng bằng, tìm ra khối lượng chưa biết của một vật.
Ví dụ: Ba con tôm hùm có trọng lượng bằng nhau. Biết cân ở hai hình là thăng bằng, hỏi mỗi con tôm hùm nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Dạng toán nâng cao 2: Suy luận logic
Bài toán suy luận logic cần dùng đến lập luận nhiều hơn là dùng con số. Một trong những cách giúp học sinh có thể lập luận rõ ràng đó là kẻ bảng. Hãy tham khảo ví dụ sau: hươu, chó và thỏ cùng chạy đua. Thỏ không phải là con vật về đích đầu tiên. Chó cũng không phải là con vật về đích đầu tiên, nhưng cũng không phải là con vật về đích cuối cùng. Vậy con vật nào về đích chậm nhất trong cuộc đua?
Bằng cách lập bảng như dưới đây học sinh có thể kết luận thỏ là con vật về đích chậm nhất.
Dạng toán nâng cao 3: Sơ đồ đoạn thẳng
Đây là dạng toán tiểu học quan trọng, đòi hỏi học sinh phải biết cách thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán. Cách phù hợp nhất để nhìn ra mối quan hệ đó là vẽ sơ đồ đoạn thẳng, chia đoạn thẳng thành các phần bằng nhau.
Dạng toán nâng cao 4: Giả thiết tạm
Với dạng toán này học sinh cần giả sử các tình huống để giải bài toán. Có nhiều cách đặt giả thiết tạm dẫn đến nhiều cách giải toán khác nhau, vì vậy đây là dạng toán có thể phát huy khả năng sáng tạo, suy nghĩ đa chiều.
Bài toán gà và chó:
Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Cả thảy bốn con
Mười chân vừa đủ
Xin được hỏi nhỏ
Mỗi loại mấy con?
Cách 1
Giả sử 4 con đều là gà cả, thì số chân là: 4 x 2 = 8 (chân)
Số chân bị hụt là: 10 – 8 = 2 (chân)
Sở dĩ có điều này là do số chân của mỗi con gà ít hơn số chân của mỗi
con chó là: 4 – 2 = 2 (chân)
Vậy số chó là: 2 : 2 = 1 (con)
Số gà là: 4 – 1 = 3 (con)
Ta thấy tổng số chân là 10 chân. Vậy có 3 con gà và một con chó.
Đáp số: 3 gà và 1 chó.
Cách 2
Giả sử 4 con đều là chó cả, thì số chân sẽ là: 4 x 4 = 16 (chân)
Số chân dư ra là: 16 – 10 = 6 (chân)
Sở dĩ như vậy là vì số chân của mỗi con chó hơn số chân của mỗi con gà
là: 4 – 2 = 2 (chân)
Vậy số gà là: 6 : 2 = 3 (con)
Số chó là: 4 – 3 = 1 (con)
Đáp số: 3 gà và 1 chó.
Dạng toán nâng cao 5: Nguyên lí Đi – rích – lê
Trong các dạng toán nâng cao lớp 2 thì dạng toán theo nguyên lí Đi – rích – lê rất quan trọng, không chỉ áp dụng ở phạm vi toán học mà còn có ý nghĩa trong đời sống. Ví dụ đơn giản đó là một gia đình 3 người thuê phòng 2 giường ở khách sạn, vì thế sẽ có 2 người ngủ chung một giường.
Hãy tham khảo bài toán sau:
Bé Nhi đặt 3 quả bưởi vào 2 chiếc rổ. Hãy chứng minh rằng một chiếc rổ sẽ đựng ít nhất một quả bưởi là đúng.
Lời giải:
Để rèn luyện kiến thức toán cơ bản và các dạng toán nâng cao lớp 2, phụ huynh và học sinh có thể tham khảo cuốn Khơi Nguồn Sáng Tạo Toán Học Lớp 2. Đây là cuốn sách với rất nhiều chủ đề thú vị và bài tập mình họa, bài tập ôn luyện để các bạn nhỏ có thể thử sức với các dạng toán hay.