Cha mẹ cần hiểu đúng về năng khiếu để bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ. Năng khiếu là những tư chất bẩm sinh có sẵn, là tiền đề để tạo năng lực. Và để tài năng phát triển, cần hiểu rằng có năng khiếu không có nghĩa là có tài năng. Năng khiếu chỉ là tiền đề đầu cho tài năng hình thành và phát triển. Tất cả đều cần sự học tập, rèn luyện, tu bổ để năng khiếu trở thành một trong những lợi thế, một thế mạnh cho sự phát triển chung của trẻ.
Bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ cần phát hiện sớm, kịp thời
Tại sao phụ huynh cần phải phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho con trẻ từ rất sớm? Các nghiên cứu chỉ ra rằng, năng khiếu sẽ dễ bị mai một dần nếu không được phát hiện sớm và bồi dưỡng kịp thời, đúng cách. Năng khiếu là một dạng năng lực thuộc về bẩm sinh, bé có sẵn trong người từ khi sinh ra. Bé có hứng thú với một lĩnh vực cùng với đó là những hoạt động tích cực đối với một khía cạnh, một chuyên môn nào đó bao gồm văn hóa – văn học, âm nhạc – nghệ thuật hay khoa học tự nhiên.
Năng khiếu biểu hiện ra bên ngoài, chính vì vậy mà các phụ huynh cũng có thể dễ dàng nhận biết được năng khiếu của con em mình. Các phụ huynh chỉ cần lưu tâm chú ý, quan sát những hành động của con em mình trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trẻ thích gì, có hứng thú với điều gì và sự hứng thú dẫn đến việc tiếp thu nhanh nhạy với một lĩnh vực nào đó.
Các bé có hứng thú với nhịp điệu, dễ cảm nhịp là những bé có năng khiếu về loại hình nghệ thuật khiêu vũ, nhảy, vũ đạo. Bé mê hát, có sự thẩm âm tốt, dễ bắt được nhịp các ca khúc, hơn hết vấn đề thuộc lời bài hát không hề khó đối với trẻ, đó là năng khiếu về ca hát của trẻ. Có những bé dù còn nhỏ nhưng lại có khiếu chuyện trò, rất dạn dĩ trong giao tiếp, hoạt ngôn, biết khuấy động không khí, năng nổ ngoại giao, bé đó có năng khiếu về mảng MC, truyền thông.
Có những bé lại rất hứng thú với tính toán, ưa học hỏi, rất nhanh nhạy trong vấn đề nhẩm tính cùng các con số, bé đó lại có năng khiếu về toán học. Lại có những bé rất thích thú với việc tìm hiểu các sự vật, sự việc diễn ra trong thiên nhiên, sự vận động, phát triển, lớn lên của cỏ cây, hoa lá hay những hiện tượng về mây, mưa cũng khiến trẻ có nhiều sự tò mò. Những trẻ có tư duy tốt, lại hay tò mò, phát hiện ra vấn đề và có tư duy quyết tìm vấn đề một cách tận cùng sẽ rất thích hợp với lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Bé thích thú với ngoại ngữ, có hứng thú với ngoại ngữ, học hỏi rất nhanh, nhớ lâu từ vựng….rất có khả năng trở thành một cô, cậu bé sở hữu năng lực ngoại ngữ vượt trội nếu được cha mẹ phát hiện sớm năng khiếu bẩm sinh cộng hưởng với việc tạo điều kiện, tạo môi trường cho con mình học tập. Lại có nhưng trẻ còn nhỏ nhưng có tâm hồn rất nhạy cảm, dễ xúc động trước những vận động, đổi thay dù nhỏ của cuộc sống, rất có thể những bé này về sau sẽ trở thành thi nhân. Có nhiều bé lại rất thích màu sắc, vẽ vời, đó là những bé có năng khiếu về hội họa.
Theo thống kê cho thấy trong 12 năm đầu đời, năng khiếu của trẻ dễ bộc phát rõ nét và cũng dễ dàng bồi dưỡng nâng cao một cách nhanh chóng nếu được phát hiện và đầu tư. Phát triển năng khiếu cho trẻ là hãy cho trẻ có cơ hội được thỏa sức với niềm đam mê, vì khi có năng khiếu trẻ rất có hứng thú với vấn đề đó. Phát hiện sớm, đầu tư cho bé đi học thêm những năng khiếu mà bé có, nhất định tương lai bé sẽ sớm hiểu được mình yêu thích gì, mong muốn làm nghề gì để sớm có định hướng phát triển tương lai.
Cha mẹ hãy bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ đúng cách
Vì trẻ còn nhỏ nên vấn đề định hình giữa việc học tập và vui chơi còn nhiều khoảng cách. Chính vì vậy, cần nhất cho sự phát huy năng khiếu bẩm sinh vốn có của bé chính là việc định hướng của cha mẹ. Cha mẹ phát hiện được năng khiếu của con, ủng hộ con thỏa sức với niềm đam mê của mình, tạo điều kiện cho năng khiếu của con có được môi trường phát triển hơn nữa.
Cha mẹ sẽ là những người định hình, hướng con cái nên có cách học và tiếp thu đầu tiên về năng khiếu của trẻ. Ví dụ trẻ có năng khiếu về các môn khoa học tự nhiên thì cha mẹ hãy cùng trẻ học, cùng trẻ khám phá, mua cho trẻ những loại sách hay những đồ vật, trò chơi mang tính giáo dục cao để bé tự tìm hiểu về những gì mình thắc mắc.
Những trẻ có năng khiếu về ngoại ngữ thì cha mẹ nên cho trẻ tiếp cận sớm với những kỹ năng liên quan đến ứng dụng thực hành khi cho trẻ em những video về phim hoạt hình hay những bài hát tiếng anh để bé sớm có phản xạ tốt về kỹ năng nghe hiểu. Đồng thời nên cho con ra ngoài, ví dụ công viên hay những khu du lịch có nhiều người nước ngoài để bé có thêm kiến thức thực hành trong thực tiễn. Những trẻ có năng khiếu về hội họa thì cha mẹ nên cho bé đi học thêm ở các lớp năng khiếu vẽ để bé không chỉ vẽ đẹp một cách đơn thuần mà còn có kiến thức học thuật sâu về hội họa….
Kể cả trẻ có năng khiếu, trẻ rất có hứng thú với một bộ môn nào đó và có sự tiếp thu một cách nhanh nhạy thì cha mẹ cũng không nên áp đặt sự hiểu biết về kiến thức lên con. Hãy để cho bé phát triển một cách tự nhiên và thoải mái nhất. Không nên đặt nặng vấn đề thành tích hay hiệu quả cao khi đưa trẻ đi bồi dưỡng năng khiếu. Cha mẹ không nên có suy nghĩ có năng khiếu chính là một dạng tài năng và khiến trẻ đi lệch hướng so với mục đích ban đầu là đi học để rèn luyện thêm về phần kỹ năng, cho con thêm sự năng động, tự tin.
Thực tế trong cuộc sống cho thấy, rất nhiều phụ huynh tự nhận thấy năng khiếu của con cái mình có thể coi là tài năng, đưa con đi tham gia rất nhiều chương trình tài năng. Nhưng không dừng lại ở mức đó, khi tài năng của trẻ nhận được sự ủng hộ từ một lượng khán giả nhất định, cha mẹ đã vô hình chung làm mất tuổi thơ của trẻ với lịch học tập và chạy show dày đặc. Trẻ không được vui chơi, không có được sự tự do như những đứa trẻ cùng trang lứa khác, đó là một sự thiệt thòi của trẻ. Các vị phụ huynh cần có sự cân nhắc về vấn đề này, nó có hai mặt lợi hại hiển hiện một cách rất rõ ràng.
Điều đầu tiên trong việc mà cha mẹ có thể làm cho trẻ đó là phát hiện được năng khiếu của trẻ và khuyến khích trẻ thỏa sức tìm hiểu về năng khiếu của mình. Tạo môi trường cho trẻ thỏa sức cùng năng khiếu của mình. Nếu cha mẹ không trực tiếp cùng trẻ rèn luyện năng khiếu, cha mẹ cũng có thể đưa trẻ đến các trung tâm đào tạo, các lớp bồi dưỡng và đào tạo năng khiếu. Việc chọn lựa trường lớp, trung tâm phát triển năng khiếu cũng cần có sự lựa chọn kỹ càng. Cha mẹ cũng nên thường xuyên nắm bắt được tình hình học tập của con em mình, môi trường mình chọn lựa cho con có thực sự phù hợp, trẻ có thực sự rèn giũa năng khiếu của bản thân theo hướng tích cực.
Năng khiếu của trẻ được phát huy, trẻ sẽ có thêm sự năng động, tự tin, giao tiếp xã hội được mở rộng, trẻ có cơ hội phát triển nhiều hơn nữa. Trong thời đại ngày nay, muốn cho trẻ phát triển toàn diện, không thể chỉ chú trọng vào việc học văn hóa, mà việc rèn luyện các năng khiếu, các kỹ năng mềm khác cũng nên được các phụ huynh chú trọng và lưu tâm.