Môn Hóa có rất nhiều nguyên tắc, công thức, hợp chất, phương trình phức tạp gây khó khăn cho học sinh để ghi nhớ và làm bài tập. Hơn nữa, Hóa rất quan trọng đối với kì thi đại học, điều này càng tạo áp lực cho học sinh phải làm sao để đạt được thành tích cao. Thật ra để học giỏi Hóa thật sự không quá khó, nếu biết cách thì Hóa Học lại trở thành một môn dễ dàng lấy điểm mà vô cùng thú vị. Gia Sư Nhật Minh xin chia sẻ vài phương pháp cơ bản sau đây sẽ giúp các em yêu thích môn hóa hơn
1. Học thuộc bảng tuần hoàn hóa học
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước nền tảng rất quan trọng để học môn này. Hóa học là một môn hầu như đều phải tiếp cận với các nguyên tố. Việc nhận biết sự khác biệt giữa các nguyên tố sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cân bằng phương trình, giải toán nhanh hơn và dễ dàng hơn. Nếu học sinh muốn việc học hóa học trở nên thoải mái hơn thì hãy dành thời gian học thuộc bảng tuần hoàn hóa học trước khi tiếp cận hay muốn bắt đầu lại bộ môn này.
2. Nắm vững lý thuyết
Một thực tế cho thấy là khi học Hóa điều cần thiết nhất là phải nắm vững được lý thuyết trước đã, vì lý thuyết là nền tảng để giải quyết những bài tập về sau. Nếu không nắm vững lý thuyết trước cũng như bị mất căn bản tử đầu, như vậy thì dù cho có kiên trì siêng năng thế nào học sinh cũng sẽ cảm thấy đuối sức khi không biết phải bắt đầu từ đâu và sai ở chỗ nào. Bước này là một bước vô cùng quan trọng để học hóa hiệu quả vì nếu nắm vững lý thuyết sẽ giúp việc giải toán hay cân bằng phương nhanh chóng và đơn giản hơn nhiều.
3. Làm nhiều bài tập
Sau khi đã học thuộc bảng tuần hoàn hóa học và nắm vững lý thuyết cơ bản, tiếp theo là bước áp dụng những gì đã học vào việc giải bài tập và cân bằng phương trình hóa học. Sau khi đã áp dụng 2 cách trên thì việc giải bài tập sẽ trở nên thoải mái hơn. Nhưng để thành thạo và giải bài nhanh hơn thì các em học sinh nên cố gắng giải thật nhiều bài tập với nhiều dạng khác nhau.
Cách nhanh nhất để trở nên giỏi hơn trong các môn tự nhiên là việc giải thật nhiều bài tập. Hóa học không khó và bài tập hầu như không quá khác biệt ở các dạng bài, chỉ cần chịu khó làm thật nhiều thì chắc chắn các em sẽ không cảm thấy khó nhằn khi đối mặt với bộ môn này. Làm thật nhiều bài tập là bước thứ 3 để học hóa hiệu quả mà học sinh nên áp dụng.
Từ trước tới nay việc học Hóa luôn là nỗi ám ảnh của hầu hết các em học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường. Một phần yêu cầu tư duy cộng với quá nhiều công thức, nguyên tắc… Học hóa trước tiên cần phải thuộc hết cả một Bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố đã làm cho các em cảm thấy ngán ngẩm. Mặc khác cũng vì áp lực tâm lý vì môn này cần chú trọng về điểm số cũng như hầu như đều có mặt trong các kỳ thi.
Vì vậy, vô hình chung các em không có tâm trạng thật sự thoải mái để thật sự tìm hiểu để có thể yêu thích môn Hóa. Ngoài ra, học sinh nên có tâm trạng thoải mái để tiếp với thái độ tích cực nhất mới thấy được cái hay cái thú vị của Hóa học. Hy vọng các em sẽ tìm thấy niềm vui và học tốt khi đã áp dụng các phương pháp trên. Gia Sư Việt luôn sẵn sàng là cầu nối giúp các phụ huynh thuê gia sư Hóa giỏi giúp việc học tập của con em mình được thuận lợi nhất.
1. Bài tập về các chất :
– Tên gọi : nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên : Tên thông thường, tên quốc tế).
– Lí tính : thông thường ta chú ý nhớ trạng thái (rắn, lỏng , khí), màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, …
– Cấu tạo : biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.
– Hóa tính :
+ Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên tính chất chung cho loại hợp chất đó.
+ Với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào như thế mới có thể nhớ và học tốt môn hóa hơn.
Điều chế :
+ Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế.
+ Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.
Ứng dụng : nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất, liên hệ với đời sống.
2. Cách làm tốt bài tập hóa học :
a. Các bài tập áp dụng :
Muốn học giỏi môn hóa học, học sinh cần nắm vững hóa tính – điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.
– Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ?
– Chuỗi phản ứng : Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.
– Nhận diện hóa chất : nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.
– Giải thích hiện tượng, chứng minh : viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …
b. Bí quyết làm bài thi môn hóa :
Muốn học tốt môn hóa và làm bài thi môn hóa đạt điểm cao cần nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, …).
– Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …) yêu cầu của đề bài.
– Đặt ẩn số (thường là số mol , đặt công thức chung)
– Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có)
– Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …
– Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, …) để giải quyết vấn đề.
Vài phương pháp để học tốt môn Hóa học:
– Thường thì trên lớp thầy cô rất ít giải bài tập nên để học tốt môn hóa bạn nên tự giải hết phần bài tập để củng cố kiến thức này.
– Tự viết phương trình biểu diễn cho các dãy biến hóa sẽ giúp bạn nhớ lâu và học tốt môn hóa hơn.
– Bạn nên học hỏi từ những bạn học giỏi Hóa: cũng là một cách để giúp bạn học giỏi hóa học.
– Biết quan sát, nhận xét, có hứng thú với thí nghiệm hóa học: đó là một phương pháp học rất tốt, hỗ trợ việc học rất hiệu quả (bạn cần kiếm thêm tư liệu, clip về phản ứng hóa học, vừa hay vừa “đã mắt”).
– Biết kết hợp với các môn học khác: đặc biệt là hai môn Toán-Lí.
– Muốn học tốt môn hóa học cần có hứng thú, say mê với môn học bạn phải say mê với môn học thì bạn mới học được, cho dù bạn có đi học thêm nhiều đi chăng mà chẳng có hứng thú gì hết thì coi như vô dụng (các môn khác cũng vậy).
Vài tuyệt chiêu trong việc học tốt môn hóa học:
– Sử dụng sơ đồ tư duy: Muốn học giỏi môn hóa bạn hãy tự tóm tắt lại toàn bộ những gì mình đã học bằng một sơ đồ. Sơ đồ này sẽ giúp bạn ghi nhớ một cách tổng quát hơn. Điều này giúp bạn dễ nhớ hơn so với việc xem sơ đồ người khác (hoặc là bạn có thể tham khảo sơ đồ của ai đó để tự làm một sơ đồ cho mình). Ngoài ra, mình ghi lại những ý quan trọng vào quyển sổ tay để sử dụng khi cần.
– Bảng tuần hoàn hóa học, cây bút dạ quang để bạn gạch dưới những kiến thức cũng như phương trình quan trọng cũng khá cần thiết. Những phương trình nào khó nhớ bạn hãy ghi ra giấy và dán ở những nơi bạn thường xem nhất, chắc chắn chỉ sau vài lần học và xem qua bạn sẽ dễ dàng nhớ ngay thôi.
– Đoán đề thi: thông thường trước khi thi (tất cả các môn) mình thường đoán đề, đề sẽ cho dạng như thế nào (kết hợp vài thông tin có ở trên lớp) và cách thức để “chiến đấu” sao cho hiệu quả.
– Học trên mạng: tìm một website học trực tuyến uy tín để học thêm sẽ cực tốt đấy các bạn ạ!
Chuyên mục : MÔN HÓA | Xuất bản ngày 16/3/2020