Trung tâm gia sư Nhật Minh – 0968 974 858
Tưởng Giới Thạch – một nhân vật đặc biệt trong lịch sử cận đại.
Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, Tưởng đã hoàn thành sứ mệnh tiếp nối, bước lên vũ đài chính trị với khát khao cháy bỏng.
Nhưng hai bên bờ đại lục lại có hai cách nhìn hoàn toàn khác nhau.
Một bên coi Tưởng là nhân vật phản diện, phải hứng chịu nhiều đao búa dư luận, còn một bên ca ngợi ông hết lời, tôn vinh ông như một vị lãnh tụ đã bảo vệ và kiến thiết Đài Loan.
Tưởng Trung Chính (1887 – 1975), tên chữ: Giới Thạch nên còn gọi là Tưởng Giới Thạch, tên ban đầu : Thụy Nguyên, là nhà chính trị và nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cận đại.
Tưởng Giới Thạch sinh năm Quang Tự thứ 39 (tức ngày 31 tháng 10 năm 1887) tại hiệu muối Ngọc Thái, tỉnh Chiết Giang.
Cha ông là một lái buôn. Từ bé, ông đã thích múa nghịch dao gậy, gọi con nhà hàng xóm đến chơi trò chiến đấu, tự mình làm đại tướng chỉ huy, lên bục kể chuyện xưa, lấy đó làm niềm vui.
Thời trẻ ông gia nhập Trung Quốc Đồng Minh Hội, sang Nhật Bản học tập quân sự.
Đầu tiên, ông tham gia phản kháng triều đình Thanh.
Sau đó là tổ chức Quân phiệt hỗn chiến, tiếp theo là chống lại chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản xâm nhập.
Trước khi Trung Quốc có Đảng, ông thống trị Trung Quốc đại lục trong gần 22 năm đến khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lập chính phủ vào năm 1949.
Sau đó, ông liên tục nhậm chức Tổng thống từ nhiệm kỳ I đến nhiệm kỳ V, đồng thời liên tục được bầu làm Tổng tài Quốc dân Đảng Trung Quốc.
Ngày 1 tháng 3 năm 1950, ông tuyên bố tái nhậm chức Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan, giữ chức vụ này cho đến khi mất vào năm 1975.
Theo như Trung Quốc Quốc dân Đảng, ông đã lãnh đạo Chính phủ Quốc dân và Quốc dân Cách mạng Quân Bắc phạt từ sau khi Tôn Trung Sơn mất.
Có thể nói, ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Tổng tư lệnh Quốc Dân cách mệnh quân, Hiệu trưởng trường sĩ quan lục quân, Chủ tịch chính phủ quốc dân, Ủy viên trưởng Ủy ban Quân sự Chính phủ quốc dân, Viện trưởng Hành chính viện, Tổng tài Quốc dân đảng Trung Quốc, Đoàn trưởng đoàn thanh niên Tam Dân chủ nghĩa, Tổng thống Trung hoa dân quốc ……
Theo nhiều tài liệu, Tưởng đã diệt trừ Quân phiệt Bắc Dương và thống nhất Trung Quốc đại lục trên danh nghĩa, bảo vệ nền cộng hòa, tái lập Trung Hoa Dân Quốc, kết thúc quân phiệt cát cứ và Nam – Bắc phân liệt.
Năm 1947, ông thực thi thể chế hiến chính lấy hiến pháp ngũ quyền làm cơ sở.
Sau khi kế thừa Tôn Trung Sơn làm lãnh tụ, lãnh đạo đảng, chính quyền và quân sự của Trung Quốc Quốc dân Đảng, ông được xem là có địa vị trọng yếu trong lịch sử Trung Quốc cận đại.
Năm 1937, quân Nhật xâm chiếm Lư Câu Kiều, chiến sự bùng phát, ông lựa chọn tổng đối sách là “phương châm không khuất phục, không khuếch đại” và phái binh về phía Bắc.
Tháng 10 năm 1942, việc Anh Quốc báo tin cho Tưởng về việc cùng Trung Quốc đàm phán về điều ước mới.
Đây là kết quả của việc ông thúc giục Hoa Kỳ tiên phong tự động từ bỏ điều ước bất bình đẳng đối với Trung Quốc.
Ông triệu tập hội nghị hiệp thương chính trị, đề xướng “dân chủ hóa chính trị, quốc gia hóa quân đội”.
Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc sùng bái cá nhân với Tưởng và Trung Chính cùng Giới Thọ là các tên đường thường thấy nhất tại Đài Loan trong thời kỳ Quốc dân Đảng chấp chính trong thế kỷ 20.
Ngoài ra, hình vẽ về ông xuất hiện phổ biến trên tiền giấy và tiền xu Tân Đài tệ, tượng đồng còn xuất hiện nhiều tại các nhà ga, trường học các cấp và cơ quan công cộng.
Năm 1920, ông và Tống Mỹ Linh thể hiện tình yêu đẹp của mình bằng một đám cưới đình đám làm xôn xao dư luận lúc bấy giờ.
Báo chí Trung Hoa thường hết lời ca ngợi cuộc hôn nhân đúng nghĩa tình yêu này.
Dù vợ ông kém ông đến 10 tuổi, và trước khi cưới Tưởng cũng đã từng ly hôn, nhưng cuộc hôn nhân của họ là sự viên mãn thực sự.
Trên phương diện kiến thiết, ông có công lớn trong phát triển giáo dục và kinh tế… Đây được xem là có cống hiến to lớn của ông cho nền tảng dân chủ Đài Loan.
Tưởng có cống hiến to lớn cho tiến bộ nhân quyền của Đài Loan khi ủng hộ giải phóng phụ nữ, phế trừ chế độ con dâu trẻ em.
Đài Loan có khả năng rơi vào bức màn sắt của Đảng Cộng sản Trung Quốc nếu Tưởng không kiên quyết giữ Đài Loan.
Và dĩ nhiên sẽ không có được phát triển kinh tế và phổ cập giáo dục sau này.
Theo Mã Anh Cửu, cống hiến lớn nhất của ông là chế định và thực thi hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc.
Vì nó bao hàm toàn Trung Quốc nên đây là căn cứ quan trọng để xử lý mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan.
Ngược lại, Đảng Cộng sản Trung Quốc phê phán Tưởng Giới Thạch trong chiến tranh kháng Nhật “kháng chiến tiêu cực, chống cộng tích cực” và định nghĩa ông là nhân vật phản diện.
Theo đó, mưu kế chính trị và cách thống trị độc đoán của ông cũng bị phê bình.
Dẫn chứng là sắp đặt “sự kiện tàu Trung Sơn” năm 1826, lấy danh nghĩa giải trừ quân sự để trù tính tướng giảm các phái quân đội khác năm 1929.
Sau đó, trong khi Nhật gia tăng trấn áp Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tưởng lại nhượng bộ cho chủ nghĩa đế quốc Nhật xâm lược vũ trang.
Ông cho rằng muốn dẹp trừ ngoại bang phải an định quốc nội trước nên tiếp tục nội chiến chống cộng, lần lượt tiến hành năm cuộc vây diệt căn cứ địa cách mạng và hồng quân Công nông của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong thời kỳ Chiến tranh kháng Nhật, dưới quyền thống soái của ông, Quân đội Trung Quốc lần lượt tác chiến tại Tùng Hỗ, Hán Khẩu,Từ Châu, Nam Kinh, Vũ Hán, Trường Sa, Nam Xương, ngăn chặn bước tiến quân Nhật. Hơn thế, ông phản đối “Đài Loan độc lập”, “Quốc tế ủy trị”, và “hai nước Trung Quốc”, kiên trì lập trường một nước Trung Quốc.
Từ thập niên 1990 trở về trước, Đảng Cộng sản Trung Quốc phê phán ông là “kẻ đâm chém lưu manh”, hóa thân thế lực cũ”, “công cụ của quân phiệt”, “kẻ thù của quần chúng”, “phản cách mạng”, “phản động”, “vô sỉ”, “đại biểu của các thế lực phản động chủ nghĩa đế quốc Mỹ, giai cấp địa chủ phong kiến, cùng giai cấp tư sản tham lam, giai cấp mại bản”.
Mao Trạch Đông đánh giá Tưởng Giới Thạch là “đại biểu chính trị của giai cấp đại địa chủ đại tư sản”, “đầu sỏ phát-xít Trung Quốc”.