-
Không tạo ra áp lực học tập quá lớn cho con
Cha mẹ và nhà trường không nên kì vọng và áp đặt quá nhiều lên con cái. Thay vì giao nhiều bài tập, bắt con đi học thêm các môn văn hóa, bạn nên cho con tham gia các CLB, lớp học kỹ năng sống, kỹ năng mềm để bé có sân chơi rèn luyện tư duy và cảm xúc tốt hơn.
-
Tìm ra cách học tốt nhất với con
Sau một quá trình quan sát, kèm cặp từ lớp 1 cho đến lớp 4 thì bạn nên tìm ra cách học tốt nhất để con có thể tập trung cao độ và hăng say nhất. Hãy thử xem bé học tốt hơn khi ngồi một mình trong phòng yên tĩnh hay khi ngồi học cùng anh/chị/em khác trong nhà.
3.Hướng dẫn con lập kế hoạch học tập
Bố mẹ nên hướng dẫn con lập kế hoạch học tập ngay từ khi bước vào tiểu học. Tuy nhiên, khi lên lớp 5, kỹ năng này nên được rèn luyện thành một thói quen.
Hãy đặt một quyển lịch ở bàn học của bé và để bé tự đánh dấu những nhiệm vụ quan trọng cần hoàn thành. Việc làm này sẽ giúp con có ý thức học tập hơn và không bị cuống trong những thời điểm quan trọng như lúc thi học kỳ hay khi có bài kiểm tra.
4.Học nhiều không bằng học đều
Hãy sắp xếp việc nhà để có thời gian chăm chút đến việc học của con. Nếu bé được tan học sớm, bạn có thể động viên con hoàn thành bài tập về nhà trước bữa cơm tối. Không nên ép buộc bé học thời gian quá dài. Khoảng 15 phút bạn nên cho bé nghỉ 1 lần đồng thời kiểm tra và hỗ trợ quá trình làm bài của con.
-
Dạy bé kỹ năng đánh dấu thông tin quan trọng
Thông tin bài học có thể lan man, không rõ ràng nếu bé không biết tóm tắt ý chính của bài học và phân biệt ý nào quan trọng hơn ý nào. Bởi vậy, bạn có thể dạy bé ghi chú những thông tin quan trọng. Cách này hơi mất thời gian nhưng bé sẽ học được kiến thức theo cách sắp xếp riêng của bé.