🌹🌹 LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON THẤY VUI VẺ VÀ THOẢI MÁI KHI KỶ LUẬT ? 🤗🤗
Nhắc đến kỷ luật đôi khi chúng ta sẽ mường tượng ra những căng thẳng, nước mắt, la mắng…Tuy nhiên, kỷ luật được coi như là một hình thức giảng dạy, chứ không phải là trừng phạt trẻ.
Nhưng làm thế nào để trẻ có thể đồng ý thực hiện kỷ luật một cách vui vẻ, thoải mái nhưng vẫn nhận ra bài học cho mình và thay đổi hành vi sau đó?
Nghe tưởng chừng thật khó 🤪🤪
May mắn thay là chúng ta có được nhiều câu trả lời từ các nghiên cứu đã theo sát các bạn nhỏ từ khi còn bé xíu đến khi trưởng thành. Dưới đây là 5️⃣ trong số những điều quan trọng nhất mà Tiến sĩ Tâm lý Lâm sàng Laura Markham, người đã hướng dẫn hàng ngàn ông bố bà mẹ trong quá trình nuôi dạy con chia sẻ.👏👏
1️⃣. Kỷ luật nhưng cần tạo cho con cảm giác an toàn và gắn kết 🌹
Ngay từ khi con còn là những em bé sơ sinh, bố mẹ đã tạo điều kiện cho những gắn kết an toàn được diễn ra bằng cách lắng nghe, thấu hiểu và đáp lại trước những nhu cầu của con. Trong quá trình lớn lên ấy, mối quan hệ đó vẫn sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng khi bố mẹ chấp nhận được những đặc điểm tính cách, con người con, ngay cả những lúc con bất cần, giận dữ.
Nếu bố mẹ không thể khoan dung được khi con “giở chứng” hoặc kiểm soát, can thiệp hay phản ứng dữ dội trước nhu cầu của con thay vì tìm cách hiểu vì sao con làm như vậy, thì mối quan hệ an gắn kết với trẻ khó có khả năng tạo dựng được.
❣️ Đúng như một bà mẹ đã từng chia sẻ: “Yêu thương là không áp đặt ý muốn, mong cầu của mình lên người khác, yêu thương là chỉ cần cho đi thôi, không cần đáp lại nhưng cuối cùng lại được đáp lại thực sự.”
2️⃣. Bố mẹ cần thấu hiểu về cảm xúc của con khi đặt ra quy tắc 🌹
Những đứa trẻ được lớn lên trong môi trường bố mẹ không đặt ra quy tắc, giới hạn thì sẽ không có nhiều cơ hội để luyện tập tính tự kỷ luật, vậy nên chúng sẽ thường không để tâm đến người khác hoặc không kiểm soát được bản thân mình khi phải đứng trước những hoàn cảnh không mấy vui vẻ, dễ chịu. Điều này giải thích cho lý do vì sao nuôi dạy con kiểu nuông chiều có thể khiến những em bé trở nên bất quy tắc.
Nhưng nếu những nguyên tắc được đặt ra theo kiểu áp đặt, ép buộc và khiến trẻ có cảm giác phản kháng thì con cũng sẽ không học được tính tự kỷ luật, vì bản thân con thực sự thấy nó cứng nhắc, là không công bằng nên con không chấp nhận được những gì người lớn đã đặt ra cho mình. Điều này giải thích cho lý do vì sao nuôi dạy con kiểu độc đoán, gia trưởng sẽ không thể giúp con kiểm soát được bản thân vì muốn con thực hiện cái gì cũng phải đi kèm với hình thức phạt 🤷🏻♀️🤷🏻♂️
Khi quy tắc được đặt ra cùng với sự thấu hiểu cảm xúc của con thì nó sẽ giống như là: “Mẹ có thể thấy là con đang rất tức giận. Nhưng dù cho con có bực tức đến đâu thì giày cũng không phải là để ném… Nên là con có thể nói thẳng ra với mẹ!”🌻
Trẻ có thể không thích những quy tắc, quy định nhưng con sẽ không bị mắc kẹt trong sự phản kháng, nếu con thấy mình được thấu hiểu, được kết nối với bố mẹ. Chính sự gắn kết ấy sẽ giúp con sẵn sàng chung sống cùng với những quy tắc, giới hạn, đặc biệt hơn nữa là nếu bố mẹ cũng hiểu được luôn cảm giác khó chịu mà con có khi phải thực hiện những quy tắc ấy.
❣️ Con sẽ hiểu được rằng không phải lúc nào mình cũng có thể làm theo ý mình nhưng vì người mà con yêu thương, con sẽ cố gắng.
3️⃣. Đừng quên xoa dịu trẻ 🌹
Bởi lẽ, khi bố mẹ xoa dịu con, chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng xoa dịu được hình thành trong não bộ của trẻ. Và nếu trẻ tự mình xoa dịu theo cách tương tự như bố mẹ đã làm cho mình thì chất dẫn truyền thần kinh ấy sẽ được giải phóng khi cần.
Ngược lại, nếu bố mẹ để con lại một mình với những cảm xúc bùng nổ, mạnh mẽ thì sẽ không dạy cho con cách tự làm dịu bản thân, điều này sẽ càng khiến con cảm thấy khó khăn khi lớn lên, khi phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác ngoài kia 👈
Do vậy, những đứa trẻ dễ bùng nổ, lo âu, có cảm xúc mạnh mẽ sẽ cần thêm nhiều sự hỗ trợ của bố mẹ để được bình tĩnh (cũng như có cơ hội để con được thể hiện cảm xúc của mình). Bạn có thể tham khảo thêm mục 4 dưới đây.
4️⃣. Hãy áp dụng phương pháp kỷ luật hướng dẫn cảm xúc 🌹
Nhiều thập kỷ nghiên cứu đã chỉ rõ rằng khi bố mẹ hướng dẫn cảm xúc cho con (thay vì dập tắt ngay cảm xúc của con), con sẽ khỏe mạnh hơn và thành công hơn về mọi mặt. Phương pháp hướng dẫn cảm xúc là bố mẹ sẽ chú ý đến cảm xúc của con và coi những cảm xúc ấy là cơ hội để mình gần gũi và dạy dỗ con. Bố mẹ có thể tìm hiểu thêm phương pháp này trong một bài viết trước đó của Mầm Nhỏ là:
https://www.facebook.com/…/a.573279522867…/1333242993538288/
Vậy tại sao phương pháp hướng dẫn cảm xúc lại quan trọng? Vì khi bố mẹ giúp con có không gian để cảm nhận được cảm xúc của mình, con sẽ có cơ hội được trải nghiệm nó và sẽ nguôi ngoai dần thay vì phải dồn nén. Con sẽ học được rằng cảm xúc mình có là không đáng sợ và con có thể kiểm soát được.
❣️ Bởi vậy, nếu bạn thấy con không hợp tác, giận dữ hay sợ hãi, mình cần xem lại xem liệu mình có đang để con cơ hội được thể hiện, giãi bày cảm xúc không nhé!
5️⃣. Hãy làm gương cho con 🌹
Điều này thật đơn giản. Nếu chúng ta ân cần và tôn trọng một đứa trẻ thì con cũng sẽ làm như vậy với mọi người.
Nhưng nếu trẻ học ở đâu đó cách cư xử thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng người khác rồi con mang cách cư xử ấy về nhà, thì khi chúng ta nhắc nhở con nhẹ nhàng rằng mình không nên làm như vậy, con sẽ không học theo nữa.
❣️ Ngược lại, nếu chúng ta la mắng con, con sẽ học cách la mắng ấy và một ngày nào đó, con cũng sẽ làm lại như vậy với mình. Cuối cùng, những gì con học được khi lớn lên cùng với bạn sẽ phụ thuộc vào việc bạn là người như thế nào, và điều đó còn quan trọng hơn bất kỳ triết lý nuôi dạy con nào.
———————————-
Kết nối với Diễn giả Đào Ngọc Cường