0968 974 858 – Gia Sư Nhật Minh

Tác giả: admin

  • Có nên dạy trẻ học chữ sớm hay không?

    Có nên dạy trẻ học chữ sớm hay không?

    Chúng ta thường nghe các câu hỏi như: Có nên dạy trẻ biết đọc, viết sớm? Có nên dạy cho trẻ học chữ sớm hay không? Có nên cho trẻ học trước khi vào lớp 1? Những câu hỏi tưởng chừng dễ nhưng lại nhận được khá nhiều những ý kiến trái chiều từ các phụ huynh. Vậy các bậc làm cha làm mẹ có nên cho con học chữ sớm hay không?

    Tiếp cận chữ sớm giúp trẻ quen dần với các con chữ. Ảnh: Internet

    Những bậc làm cha làm mẹ đều mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với “thiên thần bé nhỏ” của mình, mong muốn “đứa con yêu dấu” sẽ trở thành người có ích cho gia đình, và xã hội. Nhưng để thực hiện được những ước mơ đó, điều đầu tiên cha mẹ cần phải làm, đó chính là dạy trẻ học chữ: cách đọc, viết đúng chính tả, phát âm. Khi trẻ biết đọc thì trẻ sẽ có nhiều cơ hội học được những điều mới mẻ thông qua những quyển sách hay, internet,…

    Nên cho trẻ học chữ từ khi nào là tốt ?

    Mọi đứa trẻ ra đời đều mở ra trước mắt chúng vô vàn những điều mới mẻ, kì lạ. Trẻ sẽ mất từ 1 – 3 năm để làm quen với môi trường xung quanh và để có thể giúp trẻ tìm hiểu, khám phá tốt hơn thì cha mẹ đã bắt đầu dạy những chữ cái đầu tiên A, B, C,…Có nên cho trẻ 5 tuổi học chữ?. Lứa tuổi dạy chữ cho trẻ phù hợp là vào năm trẻ khoảng từ 3 – 5 tuổi. Tuy nhiên, cha mẹ không nên ép buộc con cái, mà hãy giúp trẻ dần làm quen với bảng chữ cái đơn giản và cách dạy con đọc chữ sớm nên theo nguyên tắc vừa học vừa chơi, tạo tâm lý thoải mái cho trẻ. Đây là phương pháp giáo dục an toàn, hoàn toàn tự nhiên.

    Những lợi ích khi cho trẻ học chữ sớm là gì ?

    Học chữ sớm giúp trẻ có được những ích lợi gì, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

    Thiên tài do sự học mà ra: Những đứa trẻ cũng vậy, chúng đều mong muốn khám phá, tìm tòi về thế giới xung quanh. Chúng thường đặt những câu hỏi kiểu như: Tại sao lại như vậy? Tại sao hở bố mẹ? Làm thế nào hả bố mẹ?… Trẻ học bằng cách đặt câu hỏi. Vậy nên, ngoài việc cha mẹ ân cần giải đáp các câu hỏi của con thì cha mẹ giúp con biết đọc chữ để trẻ tự tìm kiếm các câu trả lời thông qua sách, Internet là điều cần thiết. Khi đó, trẻ sẽ phát triển được khả năng tư duy cũng như vốn tri thức hữu ích.

    Bộ não phát triển: Điều quan trọng tiếp theo mà trẻ nhận được khi cha mẹ dạy chữ là phát triển não bộ, khả năng quan sát và nhận thức. Cách dạy con học chữ sớm đó chính là cha mẹ dạy cho trẻ cần bằng tình yêu thương, sự quan tâm, sự nhẫn nại thì trẻ sẽ có được tâm lý tốt, cũng như sự hứng thú, khi đó sẽ giúp trẻ tiếp thu được những kiến thức mới hiệu quả, hào hứng, việc học chữ của trẻ sẽ nhanh tiến bộ hơn, trẻ tư duy nhạy bén hơn.

    Nâng cao trí tuệ: Đọc chính là cách đưa trẻ vào thế giới tri thức nhân loại, giúp trẻ nâng cao tầm nhìn ở mọi khía cạnh. Việc cho trẻ tiếp xúc với chữ sớm sẽ giúp bồi dưỡng được nhân phẩm đạo đức, lối sống, tình yêu thương, những kỹ năng sống cần thiết thông qua những cuốn sách ý nghĩa, những quyển truyện tranh.

    Tự giác học tập: Khi được cha mẹ dìu dắt vào thế giới tri thức thì lúc này sẽ tạo điều kiện để trẻ học tập từ những tấm gương hiếu học. Bằng cách này, chúng sẽ tự nhận thức được tầm quan trọng của việc học và tự học thông qua bắt chước, làm theo những vĩ nhân. Dần dần, trẻ hình thành được thói quen tự giác học tập. Điều này là một yếu tố quan trọng để cho trẻ có được kết quả học tập tốt hơn khi chúng vào trường học.

    Những gì cha mẹ dạy trong giai đoạn thơ ấu đều sẽ ảnh hưởng tới thế giới quan, nhân sinh quan của trẻ. Học chữ sớm cũng như cách dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1 khoa học sẽ hỗ trợ não bộ phát triển cũng như tư duy của trẻ thông minh hơn. Cách dạy trẻ 3 tuổi học chữ khác hơn so với trẻ 5 tuổi. Trẻ 3 tuổi còn khá nhỏ, nên cho trẻ dần làm quen mặt chữ, còn trẻ 5 tuổi thì cần kỷ luật hơn chút ít nhưng đừng quá tạo áp lực. Như vậy, với những cách làm đó, sẽ giúp trẻ khi vào lớp 1 sẽ học tốt hơn. Đến đây, cha mẹ phần nào đã biết được, “có nên dạy trẻ học chữ sớm hay không?”, đúng không ạ?.

  • Hậu quả của cha mẹ thương con không đồng đều

    Hậu quả của cha mẹ thương con không đồng đều

    Cha mẹ thương con không đồng đều đối với chúng ta không còn lạ. Nhiều người đã trưởng thành hiện nay là “nạn nhân” trực tiếp của việc này. Cũng có nhiều người hiện đang làm điều đó với những đứa con của mình mà chính họ cũng không nhận ra. Thương con không đồng đều, điều mà nhiều cha mẹ coi là dĩ nhiên đó đang ngày ngày làm tổn thương tâm hồn những đứa trẻ.

    Đôi khi vì một lý do nào đó mà chúng ta có sự phân biệt trong tình cảm đối với những đứa con. Ảnh: Internet.

    Tại sao cha mẹ lại thương con không đồng đều?

    Khi được hỏi về việc thương con nào nhất, những ông bố bà mẹ thường nói rằng mình chia đều tình yêu cho các con. Tuy nhiên, trong cách ứng xử thường ngày, họ lại không cho con mình thấy được điều đó. Trên thực tế, phần lớn chúng ta có xu hướng thương một đứa con nào đó nhiều hơn.

    Có nhiều lý do để cha mẹ thương con không đồng đều hay bố mẹ đối xử không công bằng. Chúng ta cũng thường tìm ra nhiều lý do để biện hộ cho việc một đứa con nào đó được yêu thương và thiên vị hơn. Đó có thể là đứa con đầu lòng, cũng có thể là đứa con bé bỏng ra đời muộn. Cũng có nhiều cha mẹ lại dành tình yêu hơn cho những đứa học giỏi hơn, thậm chí tin tưởng đứa trẻ đó hơn so với những đứa con còn lại.

    Có thể thấy, có vô vàn lý do để chúng ta dồn tình yêu vào một đứa trẻ nhiều hơn những đứa khác. Phải khẳng định rằng, đó chỉ là tâm lý bình thường của cha mẹ. Nếu như sự chênh lệch về tình cảm mà chúng ta dành cho những đứa trẻ không quá lớn, tình cảm gia đình vẫn có thể phát triển bình thường. Nhưng nếu cha mẹ để cho đứa trẻ cảm nhận được điều đó, đó là câu chuyện khác.

    Đâu là dấu hiệu của cha mẹ thương con không đồng đều?

    Cha mẹ thiên vị con cái – tại sao chúng ta lại không biết rằng bản thân đang thiên vị một đứa con hơn so với những đứa còn lại? Câu trả lời thực ra đơn giản. Những hành động để đứa trẻ cảm nhận cha mẹ không thương yêu chúng không phải điều gì to tát, mà trái lại, chỉ là những câu nói, những hành động thường ngày của các ông bố, bà mẹ.

    Đôi khi, chỉ một câu nói “sao con không học anh/chị”, “con hơn em nhiều, phải nhường em chứ – (thiên vị con út)”, “con nhìn anh/chị/em kìa” cũng khiến đứa trẻ cảm thấy mình làm điều gì cũng không vừa mắt ba mẹ. Thực sự, không phải đứa trẻ nào cũng có thể tài giỏi, xuất sắc giống nhau, mỗi đứa trẻ đều có tính cách, năng lực của riêng mình. Chúng không bao giờ muốn lấy người khác làm tiêu chuẩn cho mình, đặc biệt là những người cùng lứa tuổi. Tất cả những câu so sánh chỉ cho chúng cảm giác cha mẹ đang thiên vị anh, chị, em của mình.

    Những hành động nhỏ khiến cho những đứa trẻ cảm thấy mình không được yêu thương có thể là: cho chúng phần bánh nhỏ hơn, không để phần đồ ăn khi chúng vắng nhà, ít khoe về chúng hơn những đứa khác,…

    Cha mẹ thương con không đồng đều làm tổn thương tâm hồn đứa trẻ

    Những đứa trẻ thường rất nhạy cảm, thậm chí làm quá mọi việc. Chúng rất khao khát được yêu thương và hay có tâm lý so bì với anh chị hay em của mình. Chỉ một hành động rất nhỏ của cha mẹ, chúng có thể cảm nhận được cha mẹ đang thương mình “ít” hơn những đứa khác. Đứa trẻ trong trường hợp đó sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Chúng uất ức và cảm thấy không công bằng. Thời gian dài, những suy nghĩ này tích tụ dần, tâm lý của chúng sẽ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, đôi khi có thể dẫn tới trầm cảm hay vặn vẹo tâm lý.

    Cha mẹ thương con không đồng đều làm rạn nứt tình thân

    Khi một đứa trẻ sống trong tâm lý bất an vì không được yêu thương trong một thời gian dài, chúng sẽ có xu hướng sống khép mình và không cần điều ấy nữa. Trong một gia đình đang đầm ấm, bỗng một đứa trẻ tách mình ra, lý do phần lớn là do nó cảm thấy mình không được yêu. Và lâu dần, tình cảm gia đình giữa đứa trẻ ấy và những thành viên khác sẽ dần phai nhạt, thậm chí khó có thể cứu vãn nổi nếu cha mẹ không phát hiện sớm.

    Trong trường hợp xấu hơn ,đứa trẻ có thể thù ghét tất cả và nảy sinh tâm lý phá hoại. Nó cảm thấy bất công, và không muốn nhìn anh, chị, em của nó được vui vẻ bên cha mẹ mà mình chỉ có một mình. Thậm chí, có những đứa trẻ con mong anh chị em mình gặp chuyện không may hay “tôi ghét mẹ thiên vị”. Trong thực tế, cũng có nhiều đứa trẻ tự tay làm điều đó.

    Cha mẹ thương con không đồng đều không tốt với đứa nào cả

    Khi cha mẹ không công bằng – cha mẹ vẫn thường vì một đứa con nào đó “hợp mắt” hơn mà vô thức cho chúng nhiều tình yêu và sự bảo bọc hơn những đứa còn lại. Bạn nghĩ rằng điều đó rất có lợi cho đứa được yêu thương hơn ư? Vì chúng không bị trầm cảm, không thấy cô đơn? Vì chúng có sự đầu tư tốt nhất trong gia đình? Không phải vậy!

    Nếu một đứa trẻ được yêu thương quá mức, vượt qua những đứa khác trong nhà và chúng cảm thấy điều đó, chúng sẽ nảy sinh cảm giác về sự “ưu việt” của mình. Một bộ phận trong những đứa trẻ được thiên vị có thể hình thành suy nghĩ rằng chúng được yêu thương hơn là điều dĩ nhiên, chúng phải đứng vị trí thứ nhất trong xã hội này. Chính sự thiên vị con thái quá của cha mẹ trong trường hợp này đã khiến đứa con mà mình yêu thương trở thành người ích kỉ, ảo tưởng về bản thân. Đồng thời, sự bảo bọc quá mức cũng có thể chúng bị hụt hẫng và khó tự lập khi bước vào cuộc sống đầy khắc nghiệt sau này.

    Ngược lại, đối với những đứa trẻ cảm thấy mình không được yêu thương, các bé có thể sẽ phải sống trong tâm lý luôn phải tự khẳng định mình để dành được chú ý. Đây là điều tốt nếu các bé không bị ảnh hưởng bởi tâm lý thù hận hay suy nghĩ bị bỏ rơi. Nhưng đáng tiếc, phần lớn trong số các em lại rơi và trạng thái tâm lý này. Vì vậy, xu hướng tự khẳng định mình của chúng thường rơi vào con đường tiêu cực.

    Có thể thấy, những hành vi nhỏ mà cha mẹ không ngờ tới, lại trở thành vết thương khó có thể chữa nổi đối với tâm hồn non trẻ của con mình. Tin rằng, những hành động đó đều không phải là cố ý, các vị phụ huynh cần nhớ, những đứa trẻ thường vô cùng nhạy cảm, chúng cũng thường có những lý giải sai về hành động của chúng ta. Vì vậy, trong quá trình nuôi dạy con trẻ, cần có sự công bằng trong gia đình. Cha mẹ hãy cho con cảm giác an toàn, được yêu thương đồng đều. Đó chính là sự đầu tư tốt nhất mà bố mẹ có thể cho con mình, nếu muốn chúng được phát triển toàn diện và tích cực.

  • Cha mẹ ảnh hưởng đến con cái như thế nào?

    Cha mẹ ảnh hưởng đến con cái như thế nào?

    Cha mẹ là những người tạo nên một con người với ý nghĩa đơn thuần nhất cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cha mẹ ảnh hưởng đến con cái ra sao? Có phải bố mẹ thế nào con thế ấy không?

    Người ta vẫn thường nói gia đình là cái nôi của xã hội. Gia đình – với đại diện to lớn nhất là các vị phụ huynh, những người làm cha, làm mẹ là nhân tố quan trọng hình thành nên con người, một con người với ý nghĩa đơn thuần nhất cả về thể xác, lẫn tâm hồn.

    Tình yêu thương, sự làm gương của cha mẹ sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm trí trẻ. Ảnh: internet

    Người ta vẫn thường nói gia đình là cái nôi của xã hội. Gia đình – với đại diện to lớn nhất là các vị phụ huynh, những người làm cha, làm mẹ là nhân tố quan trọng hình thành nên con người, một con người với ý nghĩa đơn thuần nhất cả về thể xác, lẫn tâm hồn.

    Cha mẹ là những người ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với tâm lý con cái

    Gia đình là nền tảng của xã hội và cũng là cái nôi của mỗi con người. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều như những tờ giấy trắng, thuở sơ sinh con trẻ có những biểu hiện bên ngoài như ngoan ngoãn, dễ ăn dễ ngủ hay quấy khóc, dễ mè nheo nhưng đó chưa thể nói là tính cách thật sự của trẻ. Tính cách của trẻ hay nói rộng ra là của mỗi con người cũng không bao giờ có sự định hình ngay từ mới sinh ra mà phải có sự tiếp xúc và chịu ảnh hưởng từ những tác nhân xung quanh.

    Hơn thế nữa, sự hình thành tính cách ở trẻ còn có sự thay đổi theo môi trường, hoàn cảnh tại mỗi thời kỳ của cuộc sống. Nhưng tựu chung lại qua sự tiếp xúc đầu tiên với gia đình, với những người làm cha, làm mẹ, tính cách con trẻ được hình thành dần dần. Cha mẹ là người có ảnh hưởng đầu tiên và cũng là sâu sắc nhất đối với tâm lý, tính cách trẻ nhỏ. Không chỉ là những năm tháng đầu đời mà còn suốt cả quá trình phát triển để trưởng thành và hoàn thiện.

    Khi trẻ nhỏ được sinh ra đời, thế giới của trẻ thực sự chỉ thu nhỏ trong phạm vi gia đình, có người cha, người mẹ. Từ thuở sơ sinh, trẻ được nuôi dưỡng trong tổ ấm mang tên gia đình, đến một độ tuổi nhất định nào đó mới tự lập được và hòa nhập cùng xã hội chung.

    Người bố người mẹ có ảnh hưởng đến con cái chăng? Một gia đình hạnh phúc, với những người cha, người mẹ có tính cách ôn hòa hay nói cách khác là họ đã xây dựng được cho con mình một gia đình tràn ngập tình yêu thương. Những đứa trẻ được sống trong môi trường an toàn, an lành cả về thể chất lẫn tinh thần ấy thì tư duy của trẻ dễ dàng có những nếp suy nghĩ lành mạnh. Trẻ có được tâm lý ổn định, sự tự tin để giao tiếp, học hỏi và khám phá nhiều hơn.

    Một gia đình mà cha mẹ luôn có xung đột, bạo lực, xúc phạm lẫn nhau sẽ khiến tâm hồn trẻ bị tổn thương. Cha mẹ, cũng là vợ chồng, những người thân thiết với nhau nhưng không cho nhau cảm giác yêu thương thì cũng không thể lan tỏa yêu thương đến với con cái. Tính cách của mẹ ảnh hưởng đến con cũng như ảnh hưởng của bố đến con cái vậy.

    Trong giai đoạn đầu đời, nhất là lứa tuổi từ 1 đến 12, trẻ rất có sự tò mò về ý nghĩa cuộc sống, sinh ra và sống như thế nào, cuộc đời có ý nghĩa như thế nào? Khi con trẻ không cảm nhận được sự an toàn, ấm áp từ những người thân yêu, đáng tin cẩn nhất, bên cạnh là hạnh phúc, tình yêu thương không đủ sẽ khiến cho trẻ dễ bị tự ti. Trẻ mất đi cảm giác an toàn, trẻ sẽ mang trong mình cảm giác sợ hãi, mất đi sự năng động, sống thu mình lại.

    Ảnh hưởng của gia đình đến nhân cách trẻ: Cha mẹ có tính cách không tốt sẽ ảnh hưởng đến trẻ với tính cách xấu như ích kỷ hay không biết nghĩ cho người khác. Cha mẹ ly hôn sẽ khiến cho trẻ bị hụt hẫng về mặt tâm lý, dễ bằng lòng với cuộc sống vì đơn giản chỉ cần có một gia đình bình thường, có đầy đủ tình yêu thương là đủ. Khi trẻ lớn lên cũng sẽ sợ bị đổ vỡ hạnh phúc, sợ con cái sẽ phải chịu hoàn cảnh giống mình. Hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, tính cách của trẻ: không có điều kiện vật chất tốt để học tập, vui chơi sẽ khiến cho trẻ thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa,, biết toan tính sớm, tư tưởng thiếu thoải mái….

    Hành động, thái độ của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến trí nghĩ của con trẻ

    Con người sinh ra và phát triển chịu tác động mạnh mẽ của cơ chế học hỏi. Trẻ nhỏ cũng vậy, bắt chước là một trong những bản năng của trẻ. Để biết được điều này điều kia, trẻ sẽ có sự quan sát, tò mò và hỏi han. Trẻ cảm nhận thế giới xung quanh qua các giác quan và những cảm giác đến với trẻ một cách tự nhiên. Trẻ thường nhìn nhận, quan sát và hành động lại, vì trẻ thấy người khác cũng làm việc đó, thấy việc đó là tất nhiên. Chính bởi vậy, các bậc làm cha làm mẹ ơi! Chưa cần chúng ta phải dạy, phải hướng dẫn tận tình cho con trẻ, trước hết chúng ta hãy tạo nên một môi trường lành mạnh cho trẻ bắt chước và học hỏi. Khi trẻ muốn tìm hiểu và khai phá xung quanh, hãy cho trẻ thấy rằng thế giới xung quanh rất đẹp và đáng sống, đáng tận hưởng. Trẻ không chỉ bắt chước về hành động mà cả thái độ, tình cảm, suy nghĩ, tư tưởng của cha mẹ cũng dễ thấm dần vào trí nghĩ của con trẻ.

    Các bậc phụ huynh sẽ dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống hiện thực. Người cha, người mẹ có kiến thức đến đâu sẽ có lý giải cho trẻ đến đó. Hiệu quả giáo dục tùy thuộc vào trình độ văn hóa của người cha, người mẹ nhưng không nên gượng ép mà nên để tự nhiên nhất. Từ những biểu hiện đầu tiên như vậy, tính cách của trẻ được dần hình thành. Và theo nếp sống, nếp nghĩ như vậy dần hình thành nên nhân cách của trẻ.

    Yêu thương là cho con một cuộc sống đầy đủ vật chất?

    Cha mẹ nghĩ rằng: Chỉ cần cho con một cuộc sống đầy đủ vật chất hoặc bao bọc con bằng vỏ bọc của gia đình đến mức mất tự do là tốt cho con, thì sự phản biệt lại chỉ có một điều duy nhất đó là “sự sai lầm tai hại”. Vật chất mà thiếu đi tình yêu thương thì sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong chính cuộc sống của trẻ. Tư tưởng bị khuyết, cuộc sống tưởng chừng luôn ở trong thế chủ động nhưng thực chất lại thụ động trong sự phát triển của bản thân trẻ. Con trẻ sẽ có những suy nghĩ thiên về vật chất, nghĩ chuyện gì cũng dễ dàng được giải quyết bằng tiền, vật chất. Cha mẹ bao bọc con cái quá mức cần thiết sẽ khiến cho con cái khó trưởng thành, thiếu chính kiến, lập trường, phụ thuộc vào bố mẹ, ra ngoài xã hội vấp ngã lại khó tự mình giải quyết, dễ thất bại và cũng dễ nản lòng.

    Cha mẹ hãy là những người bạn của con mình

    Một gia đình kiểu mẫu là một gia đình bình đẳng và nhân quyền. Cha mẹ làm gương cho con cái, luôn biết tạo nên không khí gia đình ôn hòa. Mọi thành viên trong gia đình tôn trọng nhau, bình đẳng nêu lên quan điểm, ý kiến, không ngại bị phê phán, không ngại sự thay đổi để có thể hoàn thiện mình hơn. Cha mẹ nên quan tâm nhiều đến trẻ, hiểu trẻ thích gì và mong muốn gì, biết nắm bắt tâm lý của trẻ để đưa ra định hướng đúng đắn cho trẻ phát triển. Cha mẹ hãy luôn biết tin tưởng và tôn trọng con, ủng hộ con, luôn nghĩ đến cảm xúc của con, lắng nghe tâm tư của con, không nên gây áp lực cho trẻ. Trẻ được sống trong môi trường tốt, cha mẹ ảnh hưởng con cái tốt, ắt sẽ hình thành nhân cách tốt, trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội.

  • Phụ huynh có nên hay không cho trẻ lớp 1 học thêm?

    Phụ huynh có nên hay không cho trẻ lớp 1 học thêm?

    Mới vào lớp 1 thì có nên cho trẻ học thêm hay không đang là vấn đề mà các cha mẹ quan tâm bởi vì không có cha mẹ nào mà không mong muốn giúp các con có được kết quả học tập tốt ngay từ những năm đầu bước chân vào môi trường học đường.

    Phụ huynh băn khoăn không biết có nên cho con học lớp 01 đi học thêm hay không. Ảnh Internet

    Học thêm cũng là học tập mà học sinh được tiếp nhận kiến thức từ giáo viên nhưng địa điểm học không phải là trên trường học mà là tại nhà của giáo viên hoặc học sinh. Thời gian học thêm là sau buổi học chính trên trường. Đối tượng học thêm là các học sinh có nhu cầu tổng hợp, ôn luyện lại kiến thức trên lớp để củng cố cho việc học tốt hơn.

    Những ý kiến từ phía phụ huynh nên hay không cho con lớp 1 học thêm

    Nhiều bậc phụ huynh đang băn khoăn trước việc học thêm của các con. Có vô vàn những ý kiến khác nhau từ phía các phụ huynh có con trong độ tuổi đang học lớp 1.

    Có những phụ huynh nghĩ: Học tập tại trường thì giáo viên không thể nào quan tâm, để ý được hết số đông học sinh. Giáo viên phải theo giáo án, tiến trình dạy cùng sự tiếp thu chung của tập thể và không phải đứa trẻ nào cũng có thể tiếp thu ngay hay hiểu ngay những kiến thức mới trên lớp. Do đó, sẽ rất khó khăn cho những bé chậm tiếp thu. Vì lẽ đó, mà không cho con đi học thêm, để con tự học ngày, học đêm mà không đúng cách, không có người hướng dẫn, kèm cặp thì không yên tâm, sợ con học lớp 1 thua kém bạn bè trong lớp.

    Nhưng cũng có những phụ huynh nghĩ: Mới lớp 1 trẻ thực sự chưa cần học nhiều biết nhiều vì đây vẫn là độ tuổi ăn chơi; hoặc kiến thức trên trường là đủ và phù hợp với tiếp thu của trẻ rồi không cần phải học thêm để trẻ cảm thấy nặng nề thêm; hoặc bé đi học thêm là cách để thầy cô giáo kiếm thêm thu nhập hay chỉ cần biết cách dạy con học lớp 1 ở nhà là được…

    Mỗi người mỗi cách nghĩ về việc có nên cho trẻ lớp 1 học thêm hay không? Vậy có nên cho con học thêm không?

    Học thêm giúp trẻ ôn luyện kiến thức

    Trên lớp, các con đã được tiếp nhận kiến thức từ giáo viên một lần rồi nhưng không phải lúc nào các con cũng toàn tâm toàn ý để ý tới việc học, cũng có đôi khi sao nhãng bài vở nhưng lúc này các con mang trong mình tâm lý sợ hãi khi hỏi giáo viên vì khi đó thầy cô sẽ biết mình dốt và có thể bị mắng.

    Về nhà lại không dám hỏi bố mẹ vì sợ bố mẹ biết trên lớp không để ý tới việc học nên các con cứ “dấu dốt”. Nhưng nếu các con được bố mẹ tạo điều kiện cho đi học thêm thì kiến thức của các con sẽ được củng cố, sẽ được luyện tập, sẽ được thầy cô giải đáp tất cả các thắc mắc.

    Học thêm là cần thiết để giúp bé ghi nhớ lâu bài vở

    Về nhà cha mẹ bận rộn với hàng đống thứ công việc không tên khác nhau nhưng vẫn muốn dạy con học mà không biết phương pháp kèm con học lớp 1 như: dạy từ đâu tới đâu, dạy sao cho phù hợp trên lớp và không biết giải đáp các câu hỏi như thế nào cho đúng. Học thêm, thầy cô giáo sẽ giảng giải lại những chỗ bé chưa hiểu rõ, từ đó sẽ giảm trường hợp bé chán học do không hiểu bài. Học thêm có cần thiết không? Vâng, việc học thêm ngoài giờ là cần thiết, hữu ích để củng cố lại kiến thức, giúp bé nhớ lâu bài vở. Học thêm khi lớp 1 giúp các con không bị mất căn bản trong quá trình học những lớp cao hơn sau này.

    Cha mẹ cần giúp con tìm nơi học thêm phù hợp

    Cha mẹ cần giúp con tìm được niềm vui trong học tập bằng cách để ý xem con mình thích học môn gì nhất, con gặp khó khăn trong môn gì nhất để từ đó tìm kiếm cho con nơi học thêm có thể giúp con lấy lại căn bản, niềm đam mê với môn đó. Khi học thêm thì con sẽ có môi trường học tập tốt hơn học tại nhà do có bạn bè vì thế con sẽ hứng thú hơn với việc học. Nếu đi học thêm thì con sẽ có môi trường học tập sẽ được thầy cô hướng dẫn làm bài, học bài chi tiết, cụ thể. Hay là sẽ có những trò chơi giúp trẻ có thể tư duy học tập cùng với đồng đội là các bạn học cùng lớp. Từ đó việc học sẽ không còn chán nản mỗi khi các con nghĩ tới. Cho nên, lựa chọn cho con nơi học thêm phù hợp là điều mà phụ huynh đáng lưu tâm.

    Tâm lý của trẻ em thực sự quan trọng, hãy để cho tâm lí của các con được thoải mái và luôn thấy hứng thú mỗi khi học tập, đừng tạo quá nhiều áp lực nơi trẻ. Hãy quan tâm và giúp đỡ trẻ trong quá trình học tập để có thể biết rằng trẻ đang cần gì. Nếu con thực sự cần sự giúp đỡ trong quá trình củng cố, ôn luyện trong học tập thì việc nên cho bé lớp 1 học thêm là thực sự cần thiết. Khi đó bé sẽ không gặp khó khăn vì mất căn bản và mang lại hiệu quả học tập tốt.