8 BƯỚC GIÚP CON SUY NGHĨ TRƯỚC KHI HÀNH ĐỘNG 👧
👉 Việc nói và hành động trước mà chưa suy nghĩ là điều hiển nhiên ở các bạn nhỏ. Bởi, trẻ chưa có nhiều kỹ năng kiểm soát bản thân và xử lý các tình huống xung quanh. Tất nhiên, không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng đã trang bị sẵn cho mình những kỹ năng này, tất cả đều cần thông qua rèn luyện.
👉 Dưới đây là một số cách để giúp con rèn luyện kỹ năng suy nghĩ trước khi hành động, các bố mẹ cùng tham khảo nhé!
1️⃣ Dạy con nhận biết cảm xúc của chính mình 💌
🌱 Cảm xúc là một trong những yếu tố tác động lớn đến hành động. Vậy nên, việc không hiểu và kiểm soát được cảm xúc chính là điều gây nên những hành động bốc đồng.
🌱 Việc sống và lớn lên trong một thế giới đa dạng với rất nhiều điều để khám phá, trải nghiệm, đôi khi khiến các bé cảm thấy choáng ngợp, trẻ có thể không hiểu cảm xúc của chính mình. Đây là điều khó khăn để trẻ có thể điều chỉnh hành vi.
🌱 Nếu trẻ có thể hiện được cảm xúc, trẻ sẽ tìm ra cho mình một hướng hành động tốt hơn, thay vì buông ra những lời khiến người khác tổn thương hay đánh ai đó khi họ làm trẻ tức giận.
🌱 Hiểu về cảm xúc là một trong những điều đầu tiên để quản lý hành động. Điều quan trọng không chỉ là dạy con cách nhận ra cảm xúc mà còn đặt tên cho cảm xúc và cách diễn đạt cảm xúc. Ví dụ: các câu hỏi liên quan đến cảm xúc của con, giải thích cho con hiểu các trạng thái cảm xúc: vui, buồn, yêu, ghét,… của con người thông qua hành động.
2️⃣ Kỹ năng giải quyết vấn đề 💌
🌱 Trong cuộc sống, không chỉ người lớn, mà trẻ em cũng có những áp lực, sự lo lắng của riêng mình như: áp lực học tập; mối quan hệ với bạn bè, anh, chị em trong gia đình.
🌱 Với những đứa trẻ không có kỹ năng giải quyết vấn đề, con có thể trốn tránh, lo sợ, bất ổn về tâm lý. Ví dụ: khi bị bạn bè bắt nạt hoặc bị tranh giành đồ chơi, trẻ có thể sợ hãi mà lảng tránh, không muốn đến trường hoặc có những hành động đáp trả mang tính bạo lực.
🌱 Vì vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng, sẽ giúp con tự chủ về lời nói, hành động và biết cách xử lý tình huống một cách nhanh gọn.
🌱 Bố mẹ có thể hướng dẫn con thực hành kỹ năng này thông qua các tình huống hàng ngày. Ví dụ như: khi thấy con bị bắt nạt ở trường, hãy tìm hiểu nguyên nhân xuất phát từ đâu (từ con mình hay từ phía bạn bè chúng). Sau đó, đưa ra 3-4 cách giải quyết như: khuyến khích cho giao tiếp tích cực cùng bạn bè, nhắc nhở con chủ động chia sẻ với giáo viên,… Cuối cùng, thử áp dụng từng cách và phân tích ưu nhược điểm của từng cách đó và để con lựa chọn cách giải quyết phù hợp và hiệu quả nhất.
3️⃣ Dạy con kiểm soát sự tức giận 💌
🌱 Khi tức giận, trẻ thường có những biểu hiện như: òa khóc, la hét, vứt đồ đạc, đánh, cắn…Tất cả những điều này có lẽ đều bắt gặp ở bất cứ bạn nhỏ nào.
🌱 Thực tế, tức giận là một trạng thái cảm xúc bình thường giống như: vui, buồn, thất vọng. Vì vậy, chúng ta nên thừa nhận cảm và thoải mái cho phép con được thể hiện cảm xúc này. Tuy nhiên, những hành động như đánh, cắn, đập phá đồ đạc, nói những lời khiếm nhã thì không được phép.
🌱Vậy chúng ta nên làm gì để giúp con kiểm soát những hành vi không đúng mực này?
Đầu tiên, hãy nói cho con hiểu rằng, bố mẹ sẵn sàng lắng nghe con chia sẻ về sự tức giận đó. Về hành vi, bạn có thể nhắc lại nhiều lần hoặc thiết lập một quy tắc rõ ràng rằng, con không được phép vứt đồ đạc, làm đau, tổn thương người khác. Ngoài ra, hãy hướng con đến những hành động tích cực như: hít thở thật sâu, bật một giai điệu vui nhộn và để con thể hiện “vũ điệu tức giận”, vẽ hoặc viết ra những điều khiến con tức giận.
🌱 Việc trẻ kiểm soát được sự tức giận sẽ giúp hạn chế những hành vi tiêu cực, bốc đồng.
4️⃣ Cùng con thiết lập các quy tắc 💌
🌱 Quy tắc là điều giúp trẻ em hiểu được những giới hạn của mình, biết được điều gì nên làm hay không nên làm. Để thiết lập các quy tắc cho trẻ, bố mẹ có thể cùng con cùng tham gia, xây dựng các quy tắc đơn giản, rõ ràng, gắn liền các hoạt động thực tế. Mặt khác, bạn hãy lắng nghe những góp ý của con về các quy tắc gia đình để con luôn sẵn sàng, tự giác thực hiện nó.
🌱 Khi đã đặt ra các quy tắc, bố mẹ cần chỉ ra thêm những hậu quả nếu như con phá vỡ các nguyên tắc đó, đây chính là cách giúp con suy nghĩ trước khi hành động.
5️⃣ Đừng vội nuông chiều và đáp ứng mọi mong muốn của con 💌
🌱 Việc bố mẹ nuông chiều và đáp ứng ngay lập tức mọi mong muốn của con chính là nguyên nhân tạo nên những hành động bộc phát của trẻ – hãy trì hoãn điều đó.
🌱 Ví dụ, nếu con bạn muốn một món đồ chơi, hãy nhắc nhở con phải tiết kiệm để mua món đồ đó, hoặc khi con dọn nhà và hoàn thành bài tập sớm, con sẽ nhận được các phần quà. Đây chính là cách giúp con học cách chờ đợi, kiên nhẫn, giúp con chống lại những cám dỗ.
6️⃣ Khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất 💌
🌱Các hoạt động thể chất giúp con giải phóng năng lượng, rèn luyện thể chất, khỏe mạnh hơn. Việc hoàn thành các hoạt động thể chất cũng giúp con nâng cao ý thức về năng lực bản thân và khả năng tự kiểm soát.
🌱 Các hoạt động thể chất thường đòi hỏi tính kỷ luật, làm việc nhóm và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu hoặc giành chiến thắng. Đây là các hoạt động giúp con thiết lập suy nghĩ, vạch ra chiến lược trước khi hành động
7️⃣ Bố mẹ hãy làm gương cho con 💌
🌱 Trẻ em tiếp thu rất nhiều từ việc quan sát những gì xung quanh chúng. Bố mẹ có thể không nhận thấy điều đó, nhưng mọi hành động nhỏ mà bố mẹ làm sẽ tác động lớn đến con.
Vì vậy. bố mẹ hãy lưu ý những gì mình nói và làm. Nếu bạn thường xuyên phản ứng tiêu cực, nóng vội, hấp tấp, con của bạn sẽ tiếp nhận và học hỏi điều đó. Đặc biệt là cách cư xử của bố mẹ với con.
🌱 Ví dụ: khi con bị điểm kém, bố mẹ đừng vội la mắng, “tra tấn” con bằng một loạt các câu hỏi tại sao hay dùng bạo lực. Bố mẹ có thể cùng con nhìn lại khoảng thời gian xem nguyên nhân dẫn đến việc bị điểm kém xuất phát từ đâu (từ năng lực của con hay cả những vấn đề khách quan khác,…), sau đó cùng con gỡ rối từng vấn đề.
8️⃣ Hướng con đến những suy nghĩ tích cực 💌
🌱 Khi con nói hoặc làm những điều gì khiến bố mẹ không hài lòng, bố mẹ hãy cố gắng suy nghĩ tích cực, bình tĩnh để trao đổi với con, nói chuyện với con một cách chân thành thay vì cao giọng mắc nhiếc, chỉ trích những điều con làm.
🌱 Khi con thấy bố mẹ phản ứng bình tĩnh, chúng cũng sẽ bình tình và suy ngẫm về những điều chúng vừa làm. Việc to tiếng, mắng nhiếc chỉ khiến mọi việc trở nên căng thẳng. Hướng đến những điều tích cực, những suy nghĩ tích cực cũng là cách giúp con có những hành động tích cực hơn.
❣️ Không chỉ trẻ nhỏ, ngay cả người trưởng thành cũng khó để điều khiển cảm xúc và hành động của mình. Vì thế, bố mẹ hãy cùng con rèn luyện, xây dựng các kỹ năng cần thiết để con có thể suy nghĩ trước khi hành động.
———————————-
Để lại một bình luận