Với các bạn khối A, việc lựa chọn môn học thiên về tư duy và con số là một thử thách lớn. Làm sao để học cân bằng và học tốt được các môn tự nhiên như Toán Lý Hóa mà những môn khác như Văn, Sử, Địa… vẫn cân bằng được? Tôi xin chia sẻ với bạn đọc mẹo học tốt môn toán lý hóa mời các bạn tham khảo để áp dụng cho bản thân.
Xem thêm: Một số phương pháp học tập hiệu quả
1. Môn lý
• Đầu tiên đòi hỏi một thái độ học nghiêm túc từ các bạn
• Sau đó, bạn đọc chậm lượng kiến thức cần nạp. Đọc qua một lần,xem có hiểu không? Đoạn nào không hiểu bạn có thể ghi chú lại ở giấy nháp, để đấy, lát nữa sẽ hỏi thầy cô, bạn bè.
• Tiếp đến, bạn cần biết được dàn ý của cả bài học hôm nay, kiến thức nào là quan trọng, cần nhớ nhất.
• Với môn lý yêu cầu bạn phải thuộc hết các định luật, hệ quả liên quan và cả công thức được chứng minh nữa.Tốt nhất, bạn tự chứng minh được công thức sẽ ghi nhớ được lâu hơn.
• Và cuối cùng, đó là việc thực hành. Môn lý nếu học mà không hành thì bạn không thể nhớ nổi. Việc giải các bài toán hệ quả, các bài toán liên quan kiến thức học ngay hôm đó một cách nhuần nhuyễn sẽ là giải pháp hữu hiệu kiểm chứng cho việc thu nhận kiến thức của bạn tới đâu, đoạn nào vướng mắc, biết mà gỡ rỗi kịp thời, rất hữu ích đấy ạ
Xem thêm: Kinh nghiệm trở thành cao thủ môn Sinh học
2. Môn hóa
• Đầu tiên nhớ rõ các nguyên tử phổ biến, hay gặp trong hệ thống tuần hoàn, hóa trị và số hiệu nguyên tử. Có một số bài ca, cách nhớ hóa trị rất hay mà mọi người vẫn truyền tai nhau, bạn có thể nhớ bằng cách đấy.
• Nhớ được các phản ứng cơ bản, chất tạo thành gồm những gì, điều kiện phản ứng ra sao để viết được phương trình hóa học.
• Cân bằng hóa học trước khi giải bài.
• Nhớ các công thức đã học, bản chất hiện tượng phản ứng, những kết tủa màu sắc cần nhớ để làm bài toán nhận biết, hoặc tách các chất ra khỏi hỗn hợp…
• Dùng một số mẹo cơ bản để giải toán. Hóa học không như toán và lý. Hóa học thiên về bản chất hiện tượng,yêu cầu nhớ chính xác và dùng nhiều mẹo tính nhanh.
Xem thêm: Giải pháp nào cho học sinh mất căn bản lấy lại kiến thức?
3. Môn toán
• Đây là môn học nhiều nhất, có lắm công thức nhất, liên quan tất cả các môn nhưng ở thực tế không cần vận dụng nhiều.Để học tốt môn toán, trước hết cần trang bị sách vở, dụng cụ liên quan cho việc học.
• Đọc nhiều sách, giải nhiều đề bài, nhất là nhớ công thức, định lý, hệ quả. Đó là chìa khóa để giải ra đáp số cho tất cả các yêu cầu.
• Đặc biệt với hình học, yêu cầu độ chính xác về chiều dài, hoặc độ của góc để khi vẽ thêm nét, sẽ cho kết quả chính xác cần chứng minh. Vì vậy bạn hãy cẩn thận và đo đạc chuẩn nhé.
Cuối cùng, dù là môn học nào đi nữa, cũng cần yêu cầu người học thực sự chăm chỉ, siêng năng, chịu khó luyện tập nhiều mới nhớ hết kiến thức được.
Qua bài viết mẹo học tốt môn toán lý hóa tôi hi vọng các bạn sẽ tìm được phương pháp học thực sự hữu hiệu cho bản thân mình. Chúc các bạn học tốt và thành công.
Xem thêm: Phương pháp học tốt môn Toán
5 Bí quyết để học tốt các môn tự nhiên
Có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao mình ôn luyện rất kỹ nhưng điểm số thì bao giờ được như mong muốn không? Các môn học tự nhiên là các môn khô khan, chính vì vậy bạn cần phải có những phương pháp thích hợp để học tốt những môn này.
Hầu hết ai cũng nghĩ để học giỏi những môn tự nhiên như Toán, Lý, Hoá thì phải có đầu óc thông minh, nhạy bén, hoặc tự cho rằng bản thân mình không được thông minh như các bạn khác. Đó là quan niệm sai lầm, bởi vì chỉ số thông minh ở những người cùng trang lứa với mình rất gần nhau, và lý do điểm bạn thấp hơn cậu học sinh giỏi nhất lớp chính là bản thân bạn chưa thực sự cố gắng hoặc bạn chưa thể làm chủ cái đầu của mình. Sau đây là 5 phương pháp học hiệu quả mà Gia Sư Nhật Minh tin rằng một khi bạn đã quyết tâm, bạn sẽ thành công.
1. Học với mục đích rõ ràng
Thả lỏng đầu óc trước khi bước vào bàn học, đừng tỏ ra ngán ngẩm và “chày cối” để nuốt trôi mớ công thức kia. Bởi vì nếu theo cách đó thì sớm muộn gì bạn cũng bị đè bẹp bởi hàng tá số liệu ấy thôi. Hãy tự đặt ra mục tiêu của bản thân mình, bạn học để làm gì? Nếu học để sau này thi đỗ đai học rồi là bác sĩ, kĩ sư thì bạn sẽ biết rằng mình phải học tốt để đạt được cái đích đó. Hãy suy nghĩ về những ích lợi mà các môn này mang lại cho bạn như khả năng tư duy logic, óc phân tích, sự chính xác, những kiến thức thực tế có thể áp dụng… thay vì ngồi than vãn về những khó khăn.
2. Cách thức để “nạp” thông tin vào bộ não
Theo nghiên cứu thì khả năng ghi nhớ của não người gần như vô hạn. Nhưng chúng chỉ có thể xử lý được 3-5 luồng thông tin nhất định, và nhiệm vụ của bạn là lặp đi lặp lại để lưu tất cả vào bộ nhớ. Nếu bạn chỉ dùng mắt để ngốn hết bài giảng vào đầu thì e rằng bạn đang ép não làm việc quá sức đấy. Hãy nhờ đến sự trợ giúp của giấy nháp, viết. Kiên trì đọc chầm chậm từng dòng sách giáo khoa, viết ra những gì cần suy nghĩ, tự chứng minh những gì còn chưa hiểu. Đó là cách tốt nhất để đưa thông tin vào não bộ.
3. Chuẩn bị thật kỹ càng
Hầu hết các môn tự nhiên đều theo 1 trình tự nhất định. Vì vậy, bạn phải đảm bảo rằng bạn phải nắm chắc chắc kiến thức ngày hôm qua trong lòng bàn tay, bởi vì nếu chưa hiểu rõ bài ngày hôm qua làm sao bạn có thể hiểu ngày hôm nay thầy giảng về cái gì? Hãy bắt đầu từ những vấn đề cơ bản nhất, dễ nhất. Có thể là bắt đầu từ trang đầu tiên của sách giáo khoa. Giống như muốn xây nhà thì phải có nền móng.
4. Trao đổi với bạn bè
Sai lầm chết người nhất là khi bạn không hiểu một vấn đề nhưng ngại hỏi bạn bè, thầy cô. Bởi vì điều nãy dẫn tới việc hỏng kiến thức căn bản của bạn. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng ta không thể một mình hiểu hết tất cả những gì từ thầy cô và sách giáo khoa. Cần phải có đồng đội trong học tập. Không có ai thành công mà không nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Bạn có thể lập một nhóm bạn, không cần phải cùng trình độ nhưng nghiêm túc trong học tập để học nhóm định kỳ. Học nhóm tăng sự hứng khởi, làm não tiếp thu nhanh hơn, có động lực cạnh tranh làm bạn cố gắng hơn. Hãy chú ý đừng nên biến buổi họp nhóm thành buổi nói chuyện phiếm đấy nhé.
5. Kiên trì là số 1
Thành công không phải lúc nào cũng đến sớm. Có thể bạn sẽ tiếp tuc lãnh điểm xấu, tiếp tục không hiểu bài nhưng đừng bỏ cuộc. Người ta thường ví cậu học sinh chăm học như con ong cần mẫn. Và người ta cũng hay nói chỉ có mười phần trăm thành công của thiên tài là do trời phú, còn chín mươi phần trăm là do nỗ lực bản thân. Như vậy cũng đủ hiểu sự chăm chỉ quan trọng như thế nào trong việc học tập. Có thể mảnh ghép cuối cùng để bạn học tốt đến từ chính sự siêng năng, cần cù của bản thân bạn. Có thể bạn còn quan tâm nhiều đến những vấn đề khác ngoài những công thức khô khan kia. Chỉ cần bạn kiên trì và đâu tư, bạn sẽ gặt hái được thành quả của mình